Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống

Trước rằm tháng bảy 2 ngày, gia đình chị Kim Nhung (Hoàn Kiếm) làm cơm và mời thầy về cúng lễ Vu lan báo hiếu một cách cẩn thận, tươm tất.
Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 1.

5h ngày 13/8 (ngày 13/7 Âm lịch), chị Nhung tất bật đi chợ để mua hoa quả, xôi và giò làm lễ cúng Vu lan. Mỗi đồ lễ chị đều mua ở một cửa hàng quen. Hoa quả thì chị chọn ở chợ Hàng Bè, giò chả lên phố Hàng Vải. Chị chia sẻ, đồ cúng lễ phải mua từ sáng sớm thì mới tươi ngon, đặc biệt là hoa cúc vàng những ngày này hết rất nhanh.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 2.

Năm nào cũng vậy, ngày 13/7 Âm lịch chị Nhung cùng 2 người em gái về nhà mẹ đẻ để chuẩn bị đồ ăn, rồi sau đó gọi đông đủ các con các cháu về ăn rằm.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 3.

Vu lan là ngày lễ báo đáp công ơn cha mẹ, mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu, những ai còn cha mẹ hãy báo đáp bằng lòng hiếu thảo. Đây là ngày rằm quan trọng nhất năm trong văn hoá thờ cúng của người Việt.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 4.

Bà Tuyết (mẹ chị Nhung) chia sẻ, thời buổi bây giờ đồ lễ rất sẵn, mua ngoài hàng vừa rẻ vừa tiện nhưng gia đình bà vẫn thường xuyên tự tay chế biến những món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng như canh bóng, rau xào, nem cuốn...

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 5.

Năm nay nhà chị Nhung may mắn có sự giúp đỡ của sư thầy Thích Đạo Tâm (chùa Ngũ Xã) trong lễ cúng. Thông thường, mỗi khi gia đình có việc gì đó quan trọng trong năm như xây nhà, kết hôn... thì chị lại mời thêm sư thầy về. Thầy Thích Đạo Tâm cũng chia sẻ cứ dịp rằm tháng 7 trong năm, mọi người không chỉ làm cơm cúng ở nhà mà còn lên chùa rất nhiều để kính lễ với tổ tiên và cầu bình an cho gia đình.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 6.

Mâm cúng đơn giản nhưng vẫn đầy đủ các món quen thuộc. Đồ cúng có thể là chay hoặc mặn nhưng theo quan niệm của nhà Phật nên làm đồ chay. "Tuy nhiên, ông bà ta ngày xưa cho rằng cúng gia tiên nhà mình, người trong gia đình nên cúng đồ mặn như bình thường", chị Nhung nói.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 7.

Còn đối với mâm cúng Phật trong nhà chị, bắt buộc phải làm đồ chay, có thể là xôi, chè, hoa quả...

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 8.

Mặc dù gia đình chị Nhung khá giả nhưng mâm cúng vẫn rất đơn giản. Theo chị, mâm cúng không cần cầu kì và phô trương, chỉ cần đủ các món cơm canh theo truyền thống là được. "Như vậy vừa không gây lãng phí mà vẫn thể hiện được sự thành tâm", chị chia sẻ thêm.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 9.

Mỗi khi dặn dò gia chủ chuẩn bị lễ, thầy Đạo Tâm đều khuyên hạn chế và không nên đốt vàng mã. Vì vậy, tiền mã trong mâm cúng của gia đình cũng chỉ có chút ít.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 10.

Thường mọi người sẽ cúng rằm tháng bảy cùng với cúng chúng sinh. Hai lễ đều được cúng vào ngày này nhưng xuất phát từ những điển tích riêng biệt.

Lễ cúng rằm tháng 7 tại một gia đình truyền thống - Ảnh 11.

Những chú chim sẻ được gia đình phóng sinh ngay sau khi kết lễ cúng hoàn tất.

Cúng cả đàn ngựa, bàn đèn thuốc phiện trong ngày rằm tháng bảy Nhiều người dân khi đi lễ ông Hoàng Bảy tại đền Bảo Hà (Lào Cai) dịp rằm tháng bảy thường cúng cả đàn ngựa, thậm chí còn dâng cả bàn đèn thuốc phiện lên ban thờ.
chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.