Lễ hội Ná Nhèm được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm tại xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Trong tiếng Tày “Ná Nhèm”có nghĩa là “mặt nhọ”, được phục dựng từ năm 2012 đến nay đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách thập phương.
Đình làng Mỏ nơi diễn ra lễ hội Ná Nhèm (Ảnh: Phi Hùng). |
Đặc biệt, năm 2015 lễ hội Ná Nhèm đã chính thức được công nhận là lễ hội cấp quốc gia.
Điểm nhấn trong lễ hội Ná Nhèm đó là màn rước sinh thực khí nam (Tàng thinh) và sinh thực khí nữ (Mặt nguyệt). Theo đó, 6 chàng trai lực lưỡng trong làng sẽ được giao nhiệm vụ khiêng "Tàng thinh" tượng trưng cho linh vật của đàn ông. Đây là một nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an, sinh sôi nảy nở.
Theo ông Hoàng Văn Cứng (56 tuổi) người chế tác Tàng thinh năm nay cho biết, Tàng thinh phục vụ cho lễ hội Ná Nhèm năm nay nặng khoảng 30kg, dài khoảng 1m 3, đường kính khoảng 20cm.
Trước đó, từ năm 2012 – 2015, Tàng thinh to bằng cái phích, Mặt nguyệt to bằng cái mâm. Năm 2016, Tàng thinh giống bộ phận sinh dục của nam, to bất thường (80kg) so với các năm trước, chiều dài khoảng 1m. Năm 2017, Tàng thinh được làm bằng gỗ nghiến, nặng khoảng 60kg, dài 1m, Mặt nguyệt hầu như không thay đổi.
Ông Hoàng Văn Cứng - người được tín nhiệm giao chế tác 2 "của quí" phục vụ cho lễ hội Ná Nhèm 2019 (Ảnh: Phi Hùng). |
Tàng thinh năm 2017 được đặt một thợ mộc ở huyện Bắc Sơn và làm theo mẫu mà ban tổ chức gửi. Thợ mộc này đã làm mất nửa tháng mới hoàn thành.
Năm nay, Tàng Thinh được sơn màu hường, phần đầu trên của Tàng thinh được giữ bí mật cho đến khi rước. Theo ghi nhận vào chiều ngày 18/2, nhiều người dân tò mò đã ghé qua khu vực chế tác của gia đình ông Cứng, mong muốn được tận mắt chiêm ngưỡng 2 “của quí khổng lồ” trong lễ hội Ná Nhèm.
Ông Cứng cho hay: “Nhiều thanh niên từ vài hôm nay đã qua khu vực chế tác của tôi, họ mong muốn được xem trước hai ‘của quí’. Tuy nhiên, Mặt Nguyệt và phần dưới của Tàng thinh họ có thể xem, còn phần trên của Tàng thinh bắt buộc phải giữ đến lúc cuối cùng mới được xem.
Theo ông Cứng phần khó nhất trong quá trình chế tác 2 "của quí" đó là việc pha màu sơn (Ảnh: Phi Hùng). |
Cũng theo ông Cứng, là người được dân làng tín nhiệm giao nhiệm vụ chế tác hai “của quí” phục vụ cho lễ hội Ná Nhèm 2019, bản thân ông cảm thấy rất vinh dự, nhưng cũng không tránh khỏi áp lực nặng nề trên vai.
“Tàng thinh được làm bằng gỗ lấy trên rừng, còn Mặt Nguyệt được làm bằng tre đan vào nhau, tôi phải mất khoảng 4 ngày làm việc liên tục mới có thể hoàn thành được hai của quí này”, ông Cứng tâm sự.
Người chế tác hai “của quí” cho hay, phần khó nhất trong việc chế tác đó là phần sơn màu, do mỗi năm một khác nên đòi hỏi việc sáng tạo rất cao.
Ông cứng nói thêm: “Tôi phải dùng đến 5 loại sơn mới có thể phối màu cho hai ‘của quí’ này, không phải ai cũng biết cách pha chế sơn để phối màu, do đó công đoạn này theo tôi là khá khó”.
Được biết, vào đêm ngày 18/1, hai “của quí” phục vụ trong lễ hội Ná Nhèm được đưa đến đình làng Mỏ để chuẩn bị cho việc rước vào sáng ngày 19/2.
Trao đổi với chúng tôi vào tối ngày 18/2, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, Viện văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh người tham gia phục dựng Lễ hội Ná Nhèm cho biết, đây không phải lễ hội dân gian thông thường mà lễ hội đặc biệt của hai dòng họ vốn gốc họ Mạc. Bắt nguồn từ lịch sử, khi triều Mạc thất thủ, dòng họ Mạc phải thay tên đổi họ để tránh họa tru di, truy sát của vua Lê và chúa Trịnh. Họ Hoàng và họ Bế (gốc họ Mạc) rước sinh thực khí nam nữ đi cung tiến cho đức Vua của mình. Con cháu gốc họ Mạc mượn tín ngưỡng phồn thực để biểu đạt mong ước đức Vua phù trợ cho dòng họ lớn mạnh. |
Hé lộ hình ảnh hiếm về hai ‘của quí khổng lồ’ trước lễ hội Ná Nhèm 2019
Lễ hội Ná Nhèm (người dân vẫn quen gọi là lễ hội 'rước của quí') được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng ... |
Đô thị 16:43 | 29/09/2019
Đô thị 20:17 | 19/09/2019
Đô thị 15:40 | 10/09/2019
Đô thị 06:42 | 14/08/2019
Tiêu dùng 16:27 | 06/08/2019
Thời sự 10:59 | 18/04/2019
Thời sự 12:19 | 10/04/2019
Thời sự 14:33 | 14/03/2019