Lễ hội Trung Thu Ở Các Nước Diễn Ra Như Thế Nào?
Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Không chỉ là Tết dành cho trẻ em, đây còn là dịp để người dân quây quần, đoàn viên sau thời gian đi xa làm ăn. Hằng năm, lễ hội trung thu lớn nhất cả nước sẽ diễn ra tại TP. Tuyên Quang với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn.
Lễ hội trung thu hằng năm ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
Không chỉ riêng Việt Nam, Tết Trung thu còn là lễ hội truyền thống ở nhiều nước châu Á khác như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines...Nào, ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi khám phá hoạt động lễ hội trung thu của các nước như thế nào ngay trong bài này nhé.
Lễ hội rước đèn trung thu lớn nhất Việt Nam
Cứ đến ngày Rằm tháng 8 hằng năm, trẻ em cả nước lại được nô nức đón lễ trung thu, đây có lễ là dịp lễ vui nhất và lớn nhất dành cho trẻ em. Lễ trung thu mỗi năm sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động khác nhau như: múa lân, rước đèn, các chương trình dành cho các em thiếu,...
Lễ hội rước đèn trung thu lớn nhất tại Việt Nam thường được tổ chức TP Phan Thiết. Lễ hội Rước đèn Trung thu tại Phan Thiết được Tạp chí Vietbooks công nhận là lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam từ năm 2005. Năm nào lễ hội này cũng được tổ chức và diễn ra rất nhiều hoạt động khác nhau, như văn nghệ trung thu, múa lân.
Tuy nhiên, theo như thông tin chính thức từ UBND TP Phan Thiết xác nhận lễ hội rước đèn trung thu năm nay sẽ không được tổ chức vì lo ngại ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Không phải vì thế mà lễ hội này sẽ hẩm hiu, mà ở một số địa phương vẫn tổ chức các chương trình phát quà, rước đèn cho các em thiếu nhi với từng cụm nhỏ, nhằm đảm bảo cho các em nhỏ trong mùa dịch này.
Phong tục đón tết Trung thu không thể thiếu tại Việt Nam
Cúng trăng (Tế Nguyệt): Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh “đoàn viên”, bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.
Ngắm trăng (Thưởng nguyệt): Còn thưởng trăng vốn bắt nguồn từ việc cúng trăng. Đến đời Đường, thú ngắm trăng dịp Trung thu trở nên thịnh hành, thể hiện nhiều trong thơ ca thời này. Nhưng đến đời Tống, lễ hội ngắm trăng mới chính thức trở thành Tết Trung thu. Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng (bánh nướng, bánh dẻo) trong dịp Tết Trung thu cũng bắt đầu từ thời này.
Lễ hội trung thu Hàn Quốc có gì đặc biệt?
Giống như Việt Nam, lễ hội trung thu Hàn Quốc là một ngày hội đặc biệt của xứ sở kim chi này. Đây là một trong những lễ hội mà người Hàn Quốc đặc biệt coi trọng. Thu đến cũng là lúc Hàn Quốc chuẩn bị đón chào một ngày Tết vô cùng đặc biệt đó là tết Trung thu hay còn gọi là tết Chuseok. Đây được xem là ngày lễ lớn nhất tại đất nước này.
Một số hoạt động diễn ra trong ngày tết Chuseok, thường được tổ chức tại Hàn Quốc gồm có:
Nghi lễ tưởng niệm trong ngày đầu của lễ Chuseok
Ngày đầu tiên diễn ra lễ Chuseok, toàn bộ các thành viên trong gia đình sẽ tề tựu đầy đủ tại gian nhà chính và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm cúng bái tổ tiên theo nghi thức. Sau khi thực hiện đầy đủ các nghi lễ, con cháu sẽ cùng nhau hưởng lộc do tổ tiên ban cho để lấy may.
Nghi thức Beolcho và Seongmyo
Đây là nghi thức tiếp theo trong ngày tết Trung thu Hàn Quốc mà người dân nơi đây tổ chức để thể hiện đạo lý nhớ nguồn và lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên. Vào ngày này, người Hàn sẽ cùng các thành viên trong gia đình ra phần mộ của tổ tiên để dọn cỏ, bày mâm lễ cúng bái tổ tiên để thể hiện sự tri ân, thành kính.
Tổ chức các trò chơi truyền thống
Dịp Trung thu là lúc người dân xứ Hàn thường tổ chức các các trò chơi truyền thống như Ganggangsulae hay kéo co ( Juldarigi), đấu vật ( Ssireum). Đây đều là những trò chơi chứa đựng nét đẹp văn hóa truyền thống của người Hàn.
Các món ăn đặc biệt trong ngày lễ Chuseok
Đối với một ngày quan trọng như ngày tết Trung Thu Hàn Quốc, người dân ở khắp mọi nơi lại nô nức chuẩn bị các món ăn tiêu biểu đặc trưng để chào đón ngày tết đặc biệt này. Trong số rất nhiều loại bánh trái và đồ ăn khác nhau thì những món ăn đặc trưng sau đây chắc chắn sẽ không thể thiếu trong lễ hội Trung Thu của người Hàn.
Lễ hội Trung thu Trung Quốc có gì đặc sắc?
Trung Quốc được xem là “cha đẻ” của lễ hội Trung thu, với nhiều sự tích, truyền thuyết li kì về tết Trung thu, về chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng…
Tương tự người Việt, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà người ta có các loại bánh mang hương vị đặc trưng riêng.
Người Trung Quốc thường treo lồng đèn trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm rằm, người ta thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng,…
Hy vọng những chia sẻ thông tin bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hội trung thu của một số nước châu Á. Nếu có thể thu xếp thời gian, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đi du lịch các nước nước Châu Á vào tháng 8 âm lịch này. Bởi thời điểm này sẽ là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn khám phá lễ hội tết trung thu và khám phá nhiều địa điểm du lịch đẹp nhé.