Linh vật được đôi trai gái làm ‘chuyện ấy’ trong miếu từng là mo cau và gỗ xoan

Đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử miếu Trò (hay còn gọi là miếu Đụ Đị) cho biết, ngày xưa, hai linh vật được đôi trai gái làm "chuyện ấy" trong miếu Trò từng là gỗ xoan và mo cau.

Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hàng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

linh vat duoc doi trai gai lam chuyen ay trong mieu tung la mo cau va go xoan
Nõ và Nường là hai linh vật được cất kỹ trong hòm gỗ có che phủ vải điều và khóa cẩn thận (Ảnh Công Phương).

Theo phong tục ở đây, vào đúng 00h, khoảnh khắc giao thời giữa ngày 11 sang ngày 12, chủ tế của Lễ Mật sẽ làm lễ và mang hai linh vật là Nõ (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam) – Nường (tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ) ra để cho đôi trai gái cầm và thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật.

Hai vợ chồng “làm chuyện ấy” trong Lễ Mật phải được người dân tín nhiệm và đề nghị mới được làm nghi thức này. Khi thực hiện nghi thức trong Lễ Mật, người đàn ông cầm Nõ và người con gái cầm Nường. Sau khi làm lễ, chủ tế hô vang “Linh tinh tình phộc” là người đàn ông cầm Nõ đâm vào Nường mà người con gái cầm.

Cứ thế, chủ tế hô vang 3 lần, người đàn ông cầm Nõ đâm vào Nường 3 lần theo tiếng hô. Nếu cả 3 lần người đàn ông cầm Nõ đâm trúng vào Nường do người con gái cầm thì người dân quan niệm cả năm đó sẽ được may mắn và làm ăn phát đạt.

linh vat duoc doi trai gai lam chuyen ay trong mieu tung la mo cau va go xoan
Ông Chử Đức Bách cho biết, Nõ và Nường chỉ là vật tượng trưng theo người dân tưởng tượng nên không có kích thước cụ thể (Ảnh Công Phương).

Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử khi có Nõ và Nường, chúng tôi đã trao đổi với Ban quản lý di tích lịch sử miếu Trò (hay còn gọi là miếu Đụ Đị). Theo đó, ông Chử Đức Bách (67 tuổi), đại diện Ban Quản lý di tích lịch sử miếu Đụ Đị cho biết, Nõ và Nường là hai linh vật của miếu Đụ Đị.

Hai linh vật này chỉ được lấy ra vào 1 thời điểm duy nhất trong năm là thời khắc chuyển giao giữa ngày 11 sang ngày 12 để đôi trai gái thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật rồi lại cất đi.

“Hiện nay, không có văn bản nào ghi lại hai linh vật Nõ và Nường có từ bao giờ. Mọi người chỉ biết, theo truyền thuyết thì Nõ và Nường xuất hiện từ khi có miếu Đụ Đị. Ngoài ra, mọi người cũng biết là miếu Đụ Đị được xây từ thời Vua Hùng nhưng không ai biết được là Vua Hùng đời thứ bao nhiêu”, ông Bách thông tin.

linh vat duoc doi trai gai lam chuyen ay trong mieu tung la mo cau va go xoan
Miếu Đụ Đị ngày nay được xây dựng từ năm 2000 và có diện tích khoảng 40m2 (Ảnh Công Phương).

Ông Bách cho biết thêm, ngày xưa, Nõ được làm bằng gỗ xoan còn Nường được làm bằng mo cau nhưng theo thời gian, Nõ và Nường đã bị hỏng nên người dân phải phục chế lại.

“Năm 1990 chúng tôi khôi phục lại “Lễ hội Trò Trám” và đến năm 1993 thì hoàn thành và xây dựng xong miếu Đụ Đị. Vào thời điểm này, người dân đã làm lại Nõ và Nường bằng gỗ mít, sơn màu đỏ chứ không làm gỗ xoan và mo cau nữa.

Từ khi khôi phục lại đến nay, Nõ và Nường được bỏ vào trong một chiếc hòm gỗ có che phủ vải điều và khóa cẩn thận. Hòm đựng Nõ và Nường lại được đặt trong cung, nơi trang nghiêm của miếu và khóa một lần cửa nữa, không ai được phép tùy tiện động vào”, ông Bách nói.

Theo ông Bách, Nõ và Nường chỉ là vật tượng trưng theo người dân tưởng tượng nên không có kích thước cụ thể.

linh vat duoc doi trai gai lam chuyen ay trong mieu tung la mo cau va go xoan
Ông Nguyễn Thành Ngữ, chủ từ miếu Đụ Đị cho hay, ngày xưa, khu vực miếu Đụ Đị có rất nhiều cây Trò và cây Trám, nhiều cây to phải 2-3 người ôm mới hết nên người dân ở đây còn gọi miếu Đụ Đị là miếu Trò (Ảnh Công Phương).

Cùng chia sẻ về hai linh vật trong Lễ Mật, ông Nguyễn Thành Ngữ, chủ từ miếu Đụ Đị cho hay, miếu Đụ Đị thờ bà Ngô Thị Thanh. Bà được người dân ở đây phong làm thành hoàng làng vì đã có công dạy nhân dân 4 nghề “Tứ dân chi nghiệp – Sĩ nông công thương”. Tức là dạy học, làm ruộng, lao động thủ công như (quay tơ, dệt lụa, nghề mộc,... ) và thương mại (buôn bán, chợ búa).

Ông Ngữ chia sẻ, ngày xưa, khu vực miếu Đụ Đị có rất nhiều cây Trò và cây Trám, nhiều cây to phải 2-3 người ôm mới hết nên người dân ở đây còn gọi miếu Đụ Đị là miếu Trò.

“Miếu Đụ Đị được xây dựng từ xưa nhưng đến năm 1965, miếu bị tàn phá do chiến tranh và từ đó đến năm 1990 UBND tỉnh Phú Thọ và người dân bắt đầu đi tìm tài liệu, hình ảnh để khôi phục miếu Đụ Đị.

Đến năm 1993, miếu được phục dựng lại bằng gỗ xoan. Đến năm 2000, do miếu Đụ Đị bị mối ăn mọt nên đã bị dỡ bỏ và xây dựng lại miếu khác ở cạnh vị trí miếu cũ, có diện tích khoảng 40m2 – là miếu Trò ngày nay”, ông Ngữ nói.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.