|
(Ảnh: Giadinh) |
Cây lược vàng là cây được trồng làm cây cảnh khá phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công dụng của loại cây thần kỳ này.
Toàn cây chứa các chất có hoạt tính sinh học gồm flavonoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khoẻ. Chất flavonoid đóng vai trò như vitamin P có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C.
![]() |
Các hoạt chất của cây lược vàng còn có tác dụng an thần, kháng viêm, hoạt huyết và giảm đau hiệu quả. Dân gian thường sử dụng để chữa lành vết thương, vết bầm tím... (Ảnh: chuyên khoa dạ dày) |
Theo một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học người Mỹ và Canada thì dịch ép từ cây lược vàng rất giàu chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư. Ngoài ra, các chất có trong cây lược vàng còn tác dụng chữa lành các bệnh về mắt, viêm loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh các tế bào trong cơ thể.
MỘ SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY LƯỢC VÀNG
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG
Nên chọn những cây có ít nhất 9-10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.
Trước khi sử dụng cây lược vàng để chữa trị bệnh, bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ hoặc hỏi ý kiến từ các thầy thuốc đông y để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả của cây.
Đặt cạnh bệnh nhân
Cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Chế biến thành dạng dầu
Cách 1: Lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.
Cách 2: Cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong 8 tiếng. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát.
Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Dạng thuốc mỡ
Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2:3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng.
Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
![]() |
(Ảnh: UVGA) |
![]() | Bệnh đau lưng, đau xương khớp có thể khỏi nhờ... cây sống đời |
![]() | Cây nghệ và những lợi ích phòng tránh bệnh tuyệt vời |
![]() | Yên bạch, cây thuốc quý không phải ai cũng biết |