Lý do Trung Quốc đưa nhà ngoại giao kỳ cựu vào Bộ Chính trị

Sự góp mặt của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, một quan chức ngoại giao hàng đầu của nước này, trong Bộ Chính trị khóa mới được xem là dấu hiệu cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy ngoại giao nhằm thực hiện tham vọng đưa Trung Quốc thành cường quốc.

ly do trung quoc dua nha ngoai giao ky cuu vao bo chinh tri

Ông Dương Khiết Trì (Ảnh: Reuters)

Sau khi Đại hội Toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 bế mạc, ngày 25/10, danh sách 25 thành viên Bộ Chính trị khóa mới đã được công bố, trong đó có Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì.

Trang Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lời giới chuyên gia cho rằng việc ông Dương được bầu vào Bộ Chính trị được cho là nhằm thúc đẩy công tác ngoại giao của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng và các lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có thể xa hơn nữa.

Ông Ma Zhengang, cựu đại sứ Trung Quốc tại Anh, nhận định động thái này là dấu hiệu cho thấy công tác ngoại giao ngày càng được Trung Quốc chú trọng.

Ông Dương, 67 tuổi, từng giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và được coi là một chuyên gia trong các vấn đề Mỹ.

Ông Dương có triển vọng trở thành Phó Thủ tướng Trung Quốc phụ trách lĩnh vực ngoại giao trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 3 năm sau.

Hai người tiền nhiệm của ông là Đường Gia Truyền và Đới Bỉnh Quốc không được bầu vào Bộ Chính trị.

Việc giữ một vị trí trong Bộ Chính trị chắc chắn sẽ giúp ông Dương có được tầm ảnh hưởng lớn hơn.

Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ, cho rằng: “Việc vị thế của ông Dương được nâng lên có thể là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của lĩnh vực ngoại giao trong việc gia tăng những lợi ích của Trung Quốc”.

Trong khi đó, ông Evan Medeiros, cố vấn hàng đầu về châu Á dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama, gọi đây là “bước phát triển lịch sử của chính sách ngoại giao Trung Quốc”, cho thấy tham vọng của ông Tập đưa Trung Quốc vươn lên nắm vị trí dẫn đầu tại châu Á cũng như toàn thế giới.

Được biết đến là người có những mối liên hệ cá nhân với phía Mỹ, ông Dương Khiết Trì đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định mối quan hệ Trung - Mỹ vốn nhiều gập ghềnh, nhất là trong những giai đoạn nhạy cảm trong thập niên qua.

Ông Dương cũng góp phần không nhỏ trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ông Tập và Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng như giải quyết căng thẳng tại biên giới với Ấn Độ.

Với sự cố vấn của em trai là Dương Khiết Miễn, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải đồng thời là một học giả có tiếng về các chính sách chiến lược, ông Dương Khiết Trì nhiều khả năng sẽ trở thành cánh tay phải đắc lực của ông Tập.

Chuyên gia Alexander Gabuev từ Trung tâm nghiên cứu Carnegie Moscow cho rằng, việc ông Dương được bầu vào Bộ Chính trị không phải là điều đáng ngạc nhiên. Theo ông, đó là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh cần chú trọng nhiều hơn tới ngoại giao.

Trong bối cảnh thế giới có nhiều sự xáo động, những mối quan hệ với các đối tác quan trọng như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) sẽ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội của Trung Quốc.

“Việc Trung Quốc tham gia nhiều hơn vào toàn cầu hóa đã khiến cho nước này phụ thuộc nhiều hơn vào môi trường bên ngoài.

Các vấn đề như thương mại liên quan đến địa chính trị, vì vậy Trung Quốc cần một nhà ngoại giao kỳ cựu để chèo lái qua những tình huống phức tạp”, ông Alexander Gabuev cho biết.

ly do trung quoc dua nha ngoai giao ky cuu vao bo chinh tri Trung Quốc bị cáo buộc dùng máu rùa làm bình phong cho doping

Cơ quan phòng chống doping (WADA) đang điều tra cáo buộc 10.000 VĐV Trung Quốc sử dụng chất cấm những năm 80, 90 của thế ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.