Liveshow bolero của Đàm Vĩnh Hưng: Xứng đáng với 9 tỉ | |
Hoài Linh phản hồi vụ bị nhạc sĩ Vinh Sử chê 'không biết gì về bolero' |
Hiếm có dòng nhạc nào mà số phận của nó lại “ba chìm bảy nổi” thú vị như dòng tân nhạc trữ tình/Bolero. Lúc thì hội tụ đủ tinh hoa nghệ thuật 3 miền vào dòng chảy sáng tạo, lúc thì âm thầm im ắng trong buổi giao thời… Thế rồi vào lúc đỉnh cao bão hòa của nhạc trẻ, nhạc thị trường dễ dãi, người nghe thực sự cần một dòng nhạc quen thuộc để vỗ về, tâm tình với mình bằng những cảm xúc đẹp đẽ của đời thường, thì Bolero đã dần sáng đèn trở lại trên các sân khấu và lan tỏa đi khắp nơi như một dòng nhạc đại diện cho người bình dân và mở rộng ra cả giới trí thức.
Bolero (tiếng Tây Ban Nha) là điệu nhạc của châu Mỹ Latinh du nhập vào Việt Nam từ những năm 1950. Từ những bản Bolero đầu tiên còn mang âm hưởng nhạc tiền chiến và chịu ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây như Nắng chiều, Ai lên xứ hoa đào…, chỉ vài năm sau, những nhạc sĩ tài năng giai đoạn này như Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Nguyên, Anh Bằng, Lê Dinh, Minh Kỳ, Châu Kỳ, Vinh Sử, Trúc Phương… đã làm nên một điều kỳ diệu: Bản địa hóa âm nhạc phương Tây – biến cái tinh hoa của nhân loại thành tài sản của mình qua tiết tấu Bolero.
Đây có thể coi là dấu ấn bản sắc văn hóa Việt mạnh mẽ khi sử dụng điệu nhạc này kết hợp cùng âm hưởng dân ca miền Nam, mang đến những ca khúc Bolero đi vào lòng người như Nửa đêm ngoài phố, Hoa sứ nhà nàng, Về đâu mái tóc người thương, Con đường xưa em đi… Ở đó, người ta có thể bắt gặp tiếng lòng người bình dân, nghe thấy tiếng hò, câu vọng cổ, tiếng hủ tíu gõ lóc cóc nơi xóm đêm, nghe thấy những trai làng gái làng trao nhau hẹn ước dưới đêm trăng… Thậm chí tính “nhận dạng” của dòng nhạc trữ tình/bolero Việt Nam là rất cao khi sự mùi mẫn, tinh tế đậm đà của âm hưởng dân ca Bắc – Trung – Nam được đan xen, giao hòa.
Từ đó, Bolero tiếp tục phát triển mạnh mẽ ở phía Nam và tạo ra nhiều lứa ca sĩ huyền thoại như Phương Dung, Giao Linh, Hương Lan, Giang Tử, Chế Linh…. Và sau này là Ngọc Sơn, Bảo Yến, Quang Linh…
Tuy vậy, đến những năm 2000, khi dòng nhạc nhẹ bắt đầu lần át thì Bolero thu mình về một góc, phục vụ cho những đối tượng khán giả ít ồn ào hơn. Không phô trương, không huy hoàng, Bolero như ngọn lửa nhỏ mạnh mẽ vẫn âm ỉ cháy trong lòng người hâm mộ ở những hẻm nhỏ lao động, những làng quê bình yên và cả nơi hè phố mưu sinh của những người hát rong.
Thí sinh vòng sơ tuyển Solo cùng bolero 2017 |
Chỉ 3 năm trở lại đây, Bolero đã bùng cháy rực rỡ và có sức lan tỏa lớn, và khán giả dễ dàng nghe được những ca khúc vang danh một thuở ở quán ăn, quán cà phê, siêu thị hay ở mọi miền đất nước.
Có thể nói bước trở mình mạnh mẽ của dòng nhạc này bắt đầu từ đài THVL, đơn vị tiên phong đưa Bolero trở thành một cuộc thi chuyên nghiệp, có quy mô lớn vào năm 2014. Trong tình thế cạnh tranh khốc liệt của gameshow, ở thời điểm đó, việc đầu tư tìm kiếm tài năng cho một dòng nhạc còn khá im ắng có thể nói là một quyết định khá mạo hiểm. Tuy nhiên nhờ xuất phát từ mục đích đưa những giá trị âm nhạc sâu lắng, gần gũi, thuần Việt đến gần với nhu cầu giải trí của người dân, mà Bolero có cơ hội tỏa sáng trên sân khấu thông qua các chương trình truyền hình.
Tình bolero 2017 |
Sau Solo cùng Bolero, không chỉ những giọng ca Bolero mới được “khai phá” như Lâm Ngọc Hoa, Lê Minh Trung, Phú Quý... mà địa bàn tuyển sinh cho các cuộc thi Bolero cũng được mở rộng, từ TP.HCM – Cần Thơ ra đến Đà Nẵng, Hà Nội. Trong những mùa sau, Solo cùng Bolero chứng kiến sự lên ngôi của những giọng ca miền Bắc, Trung như Thu Hằng, Tuấn Hoàng, Tố My. Điều này chứng tỏ Bolero đã vượt qua giới hạn địa lý và được công chúng phía Bắc đón nhận rộng rãi. Ngoài Solo cùng Bolero, THVL còn phát triển thêm phiên bản cho người nổi tiếng Tình Bolero và Tình Bolero hoan ca, Hãy nghe tôi hát, Tuyệt đỉnh song ca Cặp đôi vàng,… Các chương trình này đều tạo được sư thu hút mạnh mẽ với khán giả.
Năm 2017, Bolero không chỉ có “độ phủ sóng” rộng mà còn có vị thế trên bảng xếp hạng âm nhạc Việt Nam. Trong xu thế du nhập, giao thoa của nhiều nền văn hóa Đông Tây, những bài hit từ bolero như Duyên phận, Vùng lá me bay luôn là ca khúc mà giới trẻ thuộc nằm lòng. Những ca sĩ nổi tiếng với nhạc trẻ 20 năm trước như Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh… khi chuyển đổi sang dòng nhạc Bolero đã gặt hái thành công và có được sự đón nhận đặc biệt từ khán giả. Hay những giọng ca Bắc như Lệ Quyên, Hà Trần, Anh Thơ... hát Bolero đều “cháy vé” khi mở liveshow Bolero ở phía Bắc.
Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho rằng nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 được hình thành với sự đóng góp của đông đảo các nhạc sĩ, nghệ sĩ miền Bắc. Nhạc sĩ Vinh Sử, được gọi là “vua nhạc sến”, vốn là người gốc Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông cho biết: “Âm nhạc là một dòng chảy, luôn cần sự đổi mới. Bên cạnh việc giữ sự mềm mại, chất phác, dân dã của những bản bolero mang chất nhạc miền Nam, những giọng ca miền Bắc tạo nên tinh thần tươi mới cho dòng nhạc này”. Cho đến ngày hôm nay, Bolero đã thực sự là tài sản quý của người Việt Nam, không phân biệt vùng miền, văn hóa bởi sự gần gũi, yêu thương trong giai điệu, ca từ.
Để mang Bolero cũng như những chương trình giải trí hấp dẫn đến với khán giả khắp cả nước, đặc biệt là với các tỉnh phía Bắc, từ đầu tháng 8, kênh THVL1 chính thức góp mặt trên mạng truyền hình cáp analog của VTVCab Việt Nam tại Hà Nội (tần số 125.26 MHz, vị trí kênh số 8), và THVL1 HD độ nét cao trên các hạ tầng VTVCab, HCTV, HTVC và cả Viettel. Với vị thế là một trong những kênh truyền hình có thị phần cao nhất cả nước và được khán giả yêu thích nhất hiện nay, THVL1 không chỉ là một kênh truyền hình giải trí đơn thuần mà còn là cầu nối trung gian trong việc chuyển tải thông tin, văn hóa vùng miền đến khán giả ở mọi miền đất nước nhanh chóng và hiệu quả hơn, góp phần vào việc gắn kết tinh thần dân tộc.
Đặc biệt, khán giả có thể xem đầy đủ các chương trình của đài THVL1 tại website www.thvli.vn hoặc cài đặt ứng dụng THVLi trên Google Play hoặc App Store cho thiết bị di động thông minh của mình để có thể truy cập vào kênh THVL1 và theo dõi chương trình bất cứ lúc nào một cách tiện lợi nhất.
Đàm Vĩnh Hưng chi 3 tỉ để dựng bối cảnh Sài Gòn xưa cho liveshow | |
Đàm Vĩnh Hưng: 'Lâu rồi tôi không nhìn mặt mẹ quá 3 phút' |