Ông Đỗ Anh sống tại quận Hà Đông (Hà Nội) nhận được thông báo trả tiền điện tháng 4 là 757.056 đồng (từ 12/3 đến 11/4), tăng mạnh so với tháng trước. Ông Anh cho biết: “Tôi dùng mã số khách hàng đăng nhập và in sao kê hóa đơn tiền điện trong tháng. Không giống như các hóa đơn trước, tôi bị hoa mắt với những dãy số về điện năng tiêu thụ. Có tới 10 dãy số, được chia nhỏ với các mức giá tiền khác nhau rất khó hiểu. Tôi tiếp tục gọi tư vấn viên mới hiểu được cách tính mới”.
Theo phân tích của tư vấn viên, tháng 4 chia làm nhiều dãy số là vì từ 20/3 mới tính giá bán điện mới nên hóa đơn tiền điện của hộ gia đình được tính theo phương pháp nội suy, gồm giá cũ và mới trên số ngày dùng điện thực tế.
Cụ thể, gia đình ông Đỗ Anh tiêu thụ 327 kWh trong 31 ngày (kỳ ghi hóa đơn 12/3 đến 11/4), thì số ngày sử dụng điện theo giá cũ là 8 ngày, số ngày dùng giá điện mới là 23 ngày. Như vậy, sản lượng điện tính theo giá cũ: (327 kWh/31 ngày) x 8 ngày = 84 kWh. Còn lại, sản lượng điện tính theo giá mới là 243 kWh.
Với 327 kWh, tương ứng ở giá điện bậc thang thứ 5, nên sản lượng điện theo giá cũ và mới của gia đình ông Đỗ Anh được tính lũy tiến tới giá điện bậc 5 với 10 mức giá. Phần sản lượng theo giá cũ (trước thời điểm 20/3): Bậc 1: (50 kWh /31) x 8 ngày = 13 kWh; bậc 2: (50 kWh /31) x 8 ngày = 13 kWh; bậc 3: (100 kWh /31) x 8 ngày = 26 kWh; bậc 4: (100 kWh /31) x 8 ngày = 26 kWh; bậc 5: 84-13-13-26-26 = 6 kWh.
Tương tự, sản lượng điện của hộ này tính theo đơn giá mới từ 20/3: Bậc 1 là 37 kWh; bậc 2: 37 kWh; bậc 3: 74 kWh; bậc 4: 74 kWh và 21 kWh ở bậc 5.
Tổng cộng số tiền điện tháng 4 sau thuế là 757.056 đồng.
Trong khi đó, hóa đơn tiền điện tháng 3 nhà ông Đỗ Anh dùng hết 248 kWh (trong 29 ngày), phải trả 501.127 đồng. Tháng 4, gia đình ông dùng hơn tháng 3 là 79 kWh (tăng khoảng 31%), tiền điện tăng 257.000 nghìn đồng (tăng hơn 51%).
Hóa đơn tiền điện tháng 4/2019 (thu từ 8/3 đến 7/4) của gia đình anh Nguyễn Song Tới (thôn Giang Liễu, xã Phương Liễu, Quế Võ, Bắc Ninh) có tổng lượng điện tiêu thụ hết 488 kWh, áp dụng 6 bậc giá. Do tính thành 2 kỳ trước và sau tăng giá, gia đình anh có 12 mức giá khác nhau.
Trong đó, 189 kWh được tính cho những ngày trước khi tăng giá, 299 kWh được tính theo giá mới lần lượt: 31 kWh x 1.678 đồng; 31 kWh x 1.734 đồng; 61 kWh x 2.014 đồng; 61 kWh x 2.536 đồng; 61 kWh x 2.834 đồng; 54 kWh x 2.927 đồng.
Với cách tính theo khung giá điện mới, dù lượng điện tiêu thụ tháng 4 của gia đình anh Tới kém tháng 2 gần 38 kWh nhưng tổng số tiền phải thanh toán (cả thuế VAT) là 1.244.890 đồng, xấp xỉ gần bằng hóa đơn tiền điện tháng 2 mà anh đang lưu giữ.
Trường hợp hộ ông Lê Văn Minh (Ý Yên, Nam Định) cho thấy, lượng điện tiêu thụ từ 11/3 đến 10/4/2019 là 176 kWh, được chia để tính như sau: 15 kWh x 1.549 đồng; 15 kWh x 1.600 đồng; 35 kWh x 1.678 đồng; 35 kWh x 1.734 đồng; 21kWh x 1.858 đồng; 55 kWh x 2.014 đồng. Tổng số tiền ông Minh phải thanh toán (cả thuế GTGT) là 348.087 đồng.
Như vậy, với lượng tiêu thụ 176 kWh của tháng 4/2019, nếu tính toàn bộ theo giá cũ, tổng số tiền gia đình ông Minh phải trả là 298.658 đồng (cả thuế là 328.523 đồng). Với cách tính thực tế theo hóa đơn của ngành điện (có thời kỳ giao thoa), gia đình ông phải thanh toán (348.087 đồng cả thuế), cao hơn 20.000 đồng, tăng gần 7%. Nếu tính toàn bộ 176kWh theo giá mới, tiền điện nhà ông Minh tăng 8,34%.
Tiêu dùng 07:31 | 19/12/2019
Tiêu dùng 21:01 | 18/12/2019
Tiêu dùng 15:27 | 07/11/2019
Tiêu dùng 06:03 | 05/10/2019
Tiêu dùng 18:12 | 30/05/2019
Kinh doanh 14:02 | 30/05/2019
Kinh doanh 11:54 | 30/05/2019
Kinh doanh 10:27 | 24/05/2019