Hóa đơn tiền điện tăng phi mã, dân ‘tưởng EVN gửi nhầm nhà’

Nhiều người dân Hà Nội phát hoảng khi hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng vọt. Một số còn cho rằng họ không hề biết thông tin EVN tăng giá thêm 8,36% từ 20/3.

Chị Minh, trú tại quận Hà Đông, Hà Nội, vừa mở tin nhắn thông báo tiền điện tháng này ra vừa gọi với cậu con trai: “Hiếu xuống đây xem này, tiền điện nhà mình tăng gần gấp đôi. Con chú ý thời gian bật điều hòa nhé”.

Chị cũng cho biết vợ chồng chị đi làm cả ngày, thường tối mới có mặt ở nhà, còn cháu Hiếu chỉ học buổi sáng, về ngủ hay bật điều hòa đến tận chiều. Trước khi tăng giá điện, gia đình dùng đều đặn ở mức 650.000 đồng. Tuy nhiên tháng 4, tổng tiền đã lên đến 1.270.000 đồng, tức là tăng 95% so với trước đó.

Hóa đơn tiền điện tăng phi mã, dân ‘tưởng EVN gửi nhầm nhà’ - Ảnh 1.

Người dân phát hoảng khi cầm trên tay hóa đơn thông báo tiền điện của chính gia đình mình. Ảnh minh họa.

Tìm lại các hóa đơn thông báo tiền điện trong 3 tháng đầu năm 2019, chị Loan tính trung bình tiền điện hàng tháng gia đình chị phải đóng khoảng 220.000 đồng. Đến hóa đơn tháng 4, con số này tăng “phi mã” lên mức 687.000 đồng. Chia sẻ câu chuyện với đồng nghiệp, chị mới biết nhiều người cũng “chịu chung số phận”.Tương tự, chị Ngọc Loan, nhân viên kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tâm sự chị “tưởng họ gửi nhầm nhà” khi nhận được hóa đơn tiền điện tháng 4 với số tiền phải trả tăng hơn 3 lần so với tháng trước.

Khi phóng viên Zing.vn giải thích đây là tháng đầu tiên kể từ thời điểm Bộ Công Thương quyết định điều chỉnh giá điện, với mức tăng giá 8,36%, chị Loan tỏ ra bất ngờ với thông tin này. Chị thắc mắc tại sao chỉ tăng 8,36% mà tiền điện gia đình chị lại cao đột biến như vậy, dù chị khẳng định có sử dụng thêm điều hòa.

Hóa đơn tiền điện tăng phi mã, dân ‘tưởng EVN gửi nhầm nhà’ - Ảnh 2.

Hóa đơn tiền điện trong 3 tháng gần nhất của một gia đình tại Hà Nội.

Trên mạng xã hội, nhiều người dùng cũng nêu quan điểm về vấn đề này. Tài khoản có tên Nguyễn Khương bày tỏ: “Mình nhận hóa đơn cũng giật mình, mọi tháng hết hơn 800.000 đồng mà nay đóng 1.900.000 đồng”. Trong khi đó, tài khoản Đàm Hạ Vũ than thở: “Hết xăng, nước rồi giờ là điện, đủ thứ trên vai mà lương thì không thấy tăng”.

Trao đổi với Zing.vn, đại diện EVN cho biết tháng 3 và 4 tại miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm với độ ẩm cao và có ngày đã bắt đầu nắng nóng trên 30 độ C. Từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của khách hàng dùng cho thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là máy lạnh tăng cao.

Đơn vị này cũng dẫn một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn so với kỳ hóa đơn tháng 3 (chỉ có 28 ngày, kéo dài từ ngày ghi chỉ số tháng 2 đến ngày ghi chỉ số tháng 3).

“Số ngày sử dụng điện dài hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn. Điều này kết hợp với việc giá bán điện điều chỉnh làm tổng số tiền điện tăng hơn so với tháng trước”, EVN cho biết.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.