Mập mạp không có nghĩa là bé đang khỏe mạnh

Nhiều ông bà, cha mẹ thường có quan điểm: Con trẻ nhìn bụ bẫm, mập mạp là khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự mập mạp của trẻ cần 3 điều kiện sau mới được cho là khỏe mạnh.
 
map map khong co nghia la be dang khoe manh Hãy ‘nhồi’ con chơi, đừng ‘nhồi’ con ăn

Điều kiện thứ 1: Cân nặng trong mức giới hạn

Các bé từ 2 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng cách tính BMI để theo dõi mức tăng trưởng của bé “Liệu tăng trưởng của bé có nằm trong mức giới hạn khỏe mạnh”.

map map khong co nghia la be dang khoe manh
Mập mạp không có nghĩa là bé đang khỏe mạnh. (Ảnh: Guiamamae)

BMI là chỉ số khối của cơ thể và được tính dựa trên cân nặng (tính theo kg) và chiều cao (tính theo m)

BMI = [Số cân nặng (kg)] / [Chiều cao (m)]2

Làm sao sử dụng chỉ số BMI để theo dõi tăng trưởng cho bé từ 2 tuổi?

Dùng chỉ số BMI để xác định vị trí bách phân vị của bé trong biểu đồ tăng trưởng

map map khong co nghia la be dang khoe manh
Biểu đồ tăng trưởng áp dụng cho bé trai.
map map khong co nghia la be dang khoe manh
Biểu đồ tăng trưởng áp dụng cho bé gái.

- BMI cho vị trí bách phân nhỏ hơn 5%: Bé có nguy cơ nhẹ cân

- BMI cho vị trí bách phân nằm trong khoảng 5% - 85%: Bé có cân nặng khỏe mạnh

- BMI cho vị trí bách phân lớn hơn 85%: Bé có nguy cơ thừa cân

- BMI cho vị trí bách phân lớn hơn 90%: Bé có nguy cơ béo phì

Điều kiện thứ 2: Dinh dưỡng của trẻ được phân bố đều

map map khong co nghia la be dang khoe manh
sự thiếu chất dinh dưỡng vẫn có thể xảy ra ở bé mập mạp. (Ảnh: Huffingtonpost)

Cha mẹ thực sự ít để ý nguyên nhân gây thừa cân của bé là do sự thiếu cân bằng trong chế độ ăn hằng ngày. Rất nhiều trẻ có xu hướng ăn lệch trong khẩu phần như chỉ ăn những dạng bánh tiện lợi :bánh snack chứa nhiều đường, muối hoặc rất thích ăn những món rán/chiên. Điều này dẫn đến: sự tăng cân của bé là thiên lệch và không cân bằng. Do đó, sự thiếu chất dinh dưỡng vẫn có thể xảy ra ở bé mập mạp.

Phân bổ các nhóm dưỡng chất hợp lý là yếu tố quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh:

- Ưu tiên bổ sung và lựa chọn nguồn đạm: nguồn đạm tốt có thể lấy từ thịt gà , thịt heo nạc, cá (cá thu/cá chép/cá hồi/lươn), thịt bò nạc, trứng, sữa mẹ.

Cung cấp thừa đạm trong giai đoạn đầu đời có thể gia tăng nguy cơ tiết insulin và hóc-môn tăng trưởng giống insulin (IG-F1), và chuyển hóa mỡ bất thường, tăng tích lũy mỡ, gây thừa cân béo phì.

- Gia tăng sử dụng các nguồn chất béo không bão hòa đa nối đôi từ trái bơ, hạt, dầu thực vật, cá hồi, cá chép, lươn và cá thu. Hạn chế các chất béo từ công nghiệp, ví dụ chất béo Trans có trong những thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hoặc những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.

- Bé nên được làm quen với chất ngọt từ tự nhiên theo thứ tự tăng dần. Hàm lượng đường trong các loại trái cây sẽ khác nhau, tương đương với độ ngọt của chúng cũng khác nhau. Nên giới thiệu cho trẻ làm quen với loại ít đường trước, sau đó giới thiệu đến những loại nhiều đường thì trẻ ít có xu hướng ăn thiên lệch về đường.

map map khong co nghia la be dang khoe manh
Vận động vui chơi là một trong những yếu tố cần có cho quản lý cân nặng. (Ảnh: Huffingtonpost)

Điều kiện thứ 3: Vận động vui chơi đầy đủ

Vận động vui chơi là một trong những yếu tố cần có cho quản lý cân nặng. Có thể nói: Đây cũng là 1 sự trao đổi chất bình thường: Vận động sẽ giúp tiêu thụ những năng lượng dư thừa để cân bằng.

- Các hoạt động khuyến khích trong độ tuổi từ 2 tuổi trở lên: Bơi lội và đạp xe. Duy trì 3 lần/ tuần

- Trẻ từ 2-4 tuổi: không quá 35 phút/ lần, bao gồm bài khởi động, bài tập chính, bài tập thư giãn

- Trẻ từ 5-15 tuổi: không quá 90 phút/ lần, bao gồm bài khởi động, bài tập chính, bài tập thư giãn

Hướng dẫn khẩu phần gợi ý để giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh

map map khong co nghia la be dang khoe manh
Ép ăn sẽ khiến trẻ "mất hứng thú với trải nghiệm thức ăn”. (Ảnh: Huffingtonpost)

Nhóm tuổi từ 2-6 là nhóm tuổi có nhiều phát triển trong nhận thức cũng như thể chất. Nhiều cha mẹ lo lắng vấn đề trẻ nhẹ cân và ăn không đủ lượng, và thường ép bé ăn bằng đủ cách. Tuy nhiên, hậu quả của việc này có thể làm bé bị 1 trạng thái tâm lý tạm thời là “mất hứng thú với trải nghiệm thức ăn” , hơn hết sẽ làm bé ăn thiên lệch hoặc gia tăng dự trữ mỡ bất thường, không đảm bảo sự tăng cân khỏe mạnh. Thực tế, cha mẹ chỉ cần chú ý hơn về cách phân bổ nguồn năng lượng và vi chất dinh dưỡng, thêm vào các yếu tố sau:

2 nguyên tắc dinh dưỡng: Đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất, đa dạng nguồn thực phẩm để tăng cường bổ sung vitamin-khoáng chất.

2 nguyên tắc tâm lý: Không tăng lượng nhưng tăng chất của thực phẩm (nếu có biếng ăn xuất hiện kéo dài) và tạo sự mới lạ để tăng tính tương tác trong bữa ăn.

Nhóm dinh dưỡng

- Chất bột đường: Nên chọn cơm/mì vì năng lượng sẽ cao hơn.

- Chất béo chính: Nên xào/nấu với dầu thực vật; kèm bữa phụ với trái bơ và bánh flan…

- Chất đạm: Nên chọn nguồn đạm từ thịt, cá hồi/cá thu. Ngoài đạm, cá hồi/cá thu sẽ cung cấp thêm 1 lượng chất béo không no omega-3 cho hoạt động của não bộ.

Ngoài ra nên tạo sự mới lạ trong bữa ăn của trẻ. Trẻ em rất nhạy cảm với những cái mới vì đó là cơ chế của não bộ trong việc học hỏi. Thay vì cho trẻ ăn trên 1 dĩa thức ăn nhàm chán, hãy tạo ra sự khác biệt như cấu trúc giòn giòn (cá chiên, khoai tây cắt lát mỏng chiên…), hoặc 5 sắc cầu vồng…

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.