Sau 9 tháng mang bầu, bà mẹ trẻ Xiaoli (Trung Quốc) đã hạ sinh bé trai kháu khỉnh. Đứa trẻ phát triển rất tốt, đặc biệt vẻ dễ thương của bé khiến ai cũng phải yêu mến, muốn cưng nựng và bế bồng.
Vẻ dễ thương của con trai chị Xiaoli khiến ai cũng muốn âu yếm. (Ảnh minh họa) |
Khi cậu bé được 1 tuổi, Xiaoli lại mang bầu đứa con thứ hai nhưng cô phải đi làm, thu nhập của chồng cũng không mấy khá giả nên việc tìm người trông trẻ là không ổn thỏa. Vợ chồng Xiaoli liền tính chuyện gửi con về quê cho bà nội chăm hộ trong 1 tháng, tiện thể cai sữa cho thằng bé.
Trong suốt 1 tháng đó, Xiaoli dù rất nhớ con nhưng công việc bận rộn, kèm theo việc muốn cai sữa cho con nên chị đã không về thăm con lần nào.
Tuy nhiên, vào cuối tháng chị mới bắt xe về quê để thăm con trai. Vừa nhìn thấy con ở cửa nhà chị dường như không thể nhận ra và không tin rằng đó là con trai của mình. Cậu bé có gương mặt mũm mĩm, đôi má phồng to dường như không thể nhìn thấy đôi tai đâu. Không những thế thân hình cũng mập mạp trông thấy.
Gương mặt quá bụ bẫm của con trai khiến chị Xiaoli vô cùng hoảng sợ |
Khi hỏi mẹ chồng về chế độ ăn uống của con trai, mẹ chị cho biết bà thường cho cháu ăn đồ ăn nhẹ, trái cây, sữa. Ngoài ra, vì thương cháu xa mẹ nên bà thường xuyên mua rất nhiều đồ ăn chứa chất béo để bổ sung cho bé. Thấy cháu ăn ngon nên nghĩ cháu thích, mỗi ngày bà cho ăn tăng thêm. Nhìn cháu trai béo hơn rất nhiều so với hồi đầu tháng mới về, người bà cảm thấy vô cùng hài lòng.
Bà nội cảm thấy vô cùng hài lòng vì mình đã nuôi cháu bụ bẫm hơn trước. |
Thế nhưng chị Xiaoli thì lại tức giận vì chị nghĩ trẻ em béo quá không bao giờ là tốt. Đặc biệt, việc bổ sung quá nhiều chất béo cho trẻ em mới 1 tuổi là vô cùng tai hại, dễ dẫn đến bệnh béo phì. Ngay ngày hôm sau, chị đã xin phép mẹ chồng được đón con lên thành phố để chăm sóc và đưa bé đi thăm khám.
Trẻ 1 tuổi có cần bổ sung chất béo?
Chất béo có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào cấu trúc cơ thể. Đồng thời chất béo cũng có lượng calo cao phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của bé. Ở trẻ em, đặc biệt là các bé mới biết đi, sự tăng trưởng cơ thể và bộ não diễn ra nhanh chóng. Mức độ hoạt động thể chất cao cùng việc phát triển trí tuệ yêu cầu một lượng calo lớn. Theo các bác sĩ ở Mỹ, do dạ dày của bé còn nhỏ vì vậy bé cần phải ăn các thực phẩm có chất béo để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu calo cho cơ thể.
Ngoài ra, chất béo còn giúp xây dựng các mô thần kinh và sản xuất hoocmon, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, D, E và K.
Các chuyên gia gợi ý rằng đối với trẻ em dưới 2 tuổi, bố mẹ không nên hạn chế lượng chất béo. Thực tế, 1/3 lượng calo tiêu thụ được lấy từ chất béo. Tuy nhiên bé cần có chế độ ăn uống đa dạng và phong phú các loại thực phẩm khác nhau chứ không phải bất kì chất béo nào cũng tốt cho cơ thể trẻ và bổ sung bao nhiêu cũng được.
Mẹ có thể cho dầu ăn vào món ăn dặm của con nhưng không nên bổ sung nhiều. (Ảnh minh họa) |
Theo Ths. BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu chất béo trong ngày cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi chỉ chiềm từ 30-40%.
Hàng ngày, mẹ có thể bổ sung chất béo cho bé bằng cách thêm vài thìa nhỏ dầu thực vật vào món ăn (cháo, canh, món xào...). Mẹ cũng có thể chế biến bơ đậu phộng, bơ dầm, sinh tố bơ... hoặc đổi món với pho mai, sữa, váng sữa hợp với khẩu vị của bé.
XEM THÊM
Bác sĩ nói bé gái 'hai quả thận đầy đá' vì mẹ ham bổ sung dinh dưỡng theo cách này
Nghĩ rằng tăng thêm 1-2 thìa sẽ giúp con thêm chất dinh dưỡng, mau lớn, mẹ trẻ không ngờ con lại bị sỏi thận nặng. |
Sự thật chất béo với trẻ em
Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng vô cùng cần thiết với trẻ em. Nhưng xoay quanh chất dinh dưỡng này, chúng ta ... |
Mập mạp không có nghĩa là bé đang khỏe mạnh
Nhiều ông bà, cha mẹ thường có quan điểm: Con trẻ nhìn bụ bẫm, mập mạp là khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự mập mạp của ... |
Hãy ‘nhồi’ con chơi, đừng ‘nhồi’ con ăn
Hãy ‘nhồi’ con chơi, đừng ‘nhồi’ con ăn vì dung tích dạ dày của trẻ chỉ bằng đúng nắm bàn tay của đứa trẻ ấy. |
Chiều con vô độ, bố mẹ gián tiếp khiến con bị béo phì, thừa cân
Chiều con vô tội vạ, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không hợp lý được cho là những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ ... |