Báo động tình trạng béo phì ở trẻ em

Cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn khiến cho bệnh béo phì xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Làm thế nào để nhận biết được bệnh béo phì, đây là vấn đề rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
bao dong tinh trang beo phi o tre em Gần 2 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, béo phì
bao dong tinh trang beo phi o tre em Trẻ béo phì có nguy cơ cao bị đái tháo đường típ 2
bao dong tinh trang beo phi o tre em Hãy ‘nhồi’ con chơi, đừng ‘nhồi’ con ăn

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày. Trẻ em bị béo phì sẽ ảnh hường rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển. Các bậc cha mẹ hãy căn cứ vào những dấu hiệu sau đây để biết con mình có bị béo phì hay không.

  • Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm
bao dong tinh trang beo phi o tre em
Bạn hãy giảm bớt khẩu phần và cho bé ăn nhiều rau xanh hơn. Thêm vào đó bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành 4 – 5 bữa/ ngày, để giảm khả năng đói và ăn nhiều trong 1 bữa của bé. (Ảnh: eDoctor)

Có thể bé đang giai đoạn phát triển, cần nhiều năng lượng, món ăn ngon miệng nên thường đòi ăn thêm; nhưng nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì bạn nên cẩn thận. Vì chiều hướng béo phì đang đến gần với bé.

  • Thích ăn những món ngọt, béo
bao dong tinh trang beo phi o tre em
(Ảnh: MarryBaby)

Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món nhiều tinh bột, nhiều đường như: cơm, chè, socola, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như: thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay súp nhiều nước béo. Việc dư thừa chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

  • Thức khuya, ăn vặt vào ban đêm
bao dong tinh trang beo phi o tre em
(Ảnh: bokete)

Trẻ béo phì thường thức khuya để xem tivi, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cần thêm một bữa ăn nữa. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.

  • Không chịu ăn rau
bao dong tinh trang beo phi o tre em
Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu (Ảnh: laparoscopictreatment)

Hầu như trẻ nào không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (chất béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Hãy tìm cách chế biến phù hợp, kết hợp rau và thịt để khuyến khích trẻ ăn nhiều rau hơn.

  • Tăng cân nhiều mỗi tháng và liên tục
bao dong tinh trang beo phi o tre em
Đường biểu diễn cân nặng của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng sẽ cao vọt lên dạng thẳng đứng là hình ảnh rõ rệt nhất về khả năng dư cân (Ảnh: Hello Bacsi)

Tất cả những nguyên nhân gây béo phì nêu trên đưa đến kết quả là số cân nặng hàng tháng của trẻ đạt được nhiều hơn sự phát triển bình thường. Trẻ trên 1 tuổi thường tăng trung bình mỗi tháng khoảng 200 - 300 g. Nếu trẻ tăng trên 0,5 kg/tháng và giữ mức này trong nhiều tháng liên tục thì nguy cơ béo phì rất cao.

  • Lười vận động
bao dong tinh trang beo phi o tre em
(Ảnh: Giáo dục Việt Nam)

Nếu bạn phát hiện con bạn thường xuyên nhốt mình trên phòng chơi game hoặc ngồi lỳ ở ghế sofa xem tivi thì con bạn đang có nguy cơ bị béo phì rồi đấy. Những trẻ lười vận động trong một thời gian dài như vậy sẽ khiến cơ thể nhanh chóng tích tụ mỡ. Lượng calo sau khi ăn không bị đốt cháy và dần hình thành những lớp mỡ dày trong cơ thể.

Một số dấu hiệu khác của bệnh béo phì

bao dong tinh trang beo phi o tre em

- Thị lực kém

- Viêm da

- Tê chân tay

- Hay lẫn lộn và bối rối

- Mệt mỏi

- Luôn khát nước

- Dễ cáu kỉnh

- Thường xuyên đói bụng

Trong thực tế thì rất nhiều bố mẹ nhầm lẫn giữa việc thừa cân và béo phì. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có hai cách để xác định đó là: Quan sát trẻ thấy thân hình to béo một cách không bình thường so với lứa tuổi (đi lại nặng nề khó coi….) và dùng cân đo để xác định. Nếu trẻ có chiều cao đạt mức chuẩn bình thường mà cân nặng vượt mức bình thường 25% thì trẻ đó đã bị thừa cân và có nguy cơ béo phì. Nếu trẻ có số cân nặng vượt mức bình thường 50% thì chắc chắn trẻ đó đã bị bệnh béo phì.

Các chuyên gia ước tính khoảng 10% trẻ, ít nhất là 155 triệu trẻ trên thế giới bị béo phì. Thừa cân và béo phì dễ dẫn đến bị bệnh tiểu đường type 2; sau này dễ bị bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư khác. Chính vì sự nguy hiểm do tình trạng béo phì gây ra nên các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị béo phì cho con sớm nhất có thể.

Cách điều trị trẻ bị béo phì

– Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.

– Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.

– Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

– Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một, tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ.

– Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.

– Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.