Bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng toàn cầu xung quanh đại dịch Covid - 19, các hãng hàng không châu Á đang phải vật lộn để duy trì hiệu quả hoạt động, theo Nikkei Asian Review.
Dịch bệnh bùng phát đã khiến rất nhiều người hạn chế việc di chuyển, đi lại. Mặc dù theo Tổ chức Y tế Thế giới, tâm chấn của dịch bệnh đã chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu, tuy nhiên những tác động của Covid - 19 lên nền kinh tế châu Á đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết.
Những tác động này nhìn thấy rõ với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vận tải hàng không, khi những số liệu về tình hình kinh doanh trong tháng 2 của họ được tiết lộ.
Trong tuần, hãng hàng không Thai Airways International của Thái Lan cho biết tháng vừa qua, hãng chỉ vận chuyển 1,19 triệu hành khách, giảm mạnh 23% so với cùng kì năm ngoái.
Tỉ lệ lấp đầy của các hãng hàng không trung bình trên thế giới đã giảm từ 81,9% xuống 70,8% trong tháng 2/2020. Đây chỉ là mức cao hơn một chút so với ngưỡng 70% để bất kì đường bay nào duy trì hoạt động và có lãi.
Khi nhìn vào tỉ lệ lấp đầy hành khách theo khu vực, tại châu Á, tỉ lệ này đã giảm từ 78% xuống còn 58,2%. Trong khi đó tại châu Âu, tỉ lệ lấp đầy vẫn cao tới 82,5%.
Hãng hàng không hàng đầu Hong Kong Cathay Pacific Airlines đã chứng kiến lượng hành khách sụt giảm hơn 54% chỉ trong tháng 2, với tỉ lệ lấp đầy còn 53,1%. Cuối tuần trước, hãng này tuyên bố sẽ cắt giảm 96% công suất trong tháng 4 và tháng 5, sau khi tiếp tục chứng kiến mức giảm 65% trong tháng này.
Hãng hàng không giá rẻ HK Express thậm chí còn hành động quyết liệt hơn, khi chấp nhận đắp chiếu tất cả máy bay của mình, bắt đầu từ hôm nay đến hết tháng 4/2020.
“Chúng tôi đang đối mặt với một thách thức chưa từng có trong đại dịch Covid - 19. Nó tiếp tục gây ra sự gián đoạn trên diện rộng cho hoạt động kinh doanh của chúng tôi”, Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Cathay Pacific Ronald Lam, nói.
“Chỉ trong tháng 2, chúng tôi ước tính khoản lỗ lên tới 260 triệu USD”, Ronald cho biết thêm.
Tỉ lệ lấp đầy của hãng hàng không quốc gia Singapore, Singapore Airlines trong tháng 2 đã giảm xuống còn 67,4%, từ mức 80,4% so với cùng kì năm ngoái. Công ty con Silkair của hãng này trong khu vực Đông Nam Á thập chí còn ghi nhận mức giảm lớn hơn, từ 77,8% xuống còn 60,6%.
Nỗi sợ hãi xung quanh đại dịch đã thúc đẩy các Chính phủ châu Á thực hiện biện pháp ngày càng quyết liệt để ngăn chặn, bao gồm việc phong tỏa thành phố, đóng cửa các cửa hàng, làm gián đoạn các dịch vụ du lịch.
Các hãng hàng không đang nổi lên là một nạn nhân kinh tế của virus Covid - 19.
Giống như các đồng nghiệp khác trong khu vực, các hãng hàng không Trung Quốc cũng đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Hãng bay China Southern Airlines có tỉ lệ lấp đầy giảm còn 47,1% trong tháng 2, so với mức 85,2% của một năm trước đó. Hai hãng hàng không nhà nước khác là China Eastern Airlines và Air China, tình hình khá hơn một chút, nhưng cũng chỉ dừng lại ở 50,3% và 51,4%.
Các hãng hàng không nhỏ hơn cũng rơi vào trường hợp tương tự.
Spring Airlines có trụ sở tại Thượng Hải, đang duy trì ở mức không có lãi, 63,7%. Trong khi đó hai hãng bay là Juneyao Airlines và Hai Airlines Airlines, thuộc sở hữu của Tập đoàn HNA, thậm chí còn thê thảm hơn khi tỉ lệ lấp đầy đều dưới 50% trong tháng 2.
Tại Việt Nam, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines cho biết hơn 40% máy bay của hãng đang nằm đắp chiếu, lương từ lãnh đạo tới nhân viên giảm từ 20% - 40%.
“Dịch bệnh 'kéo lùi' hàng không chậm lại 3-4 năm, tình hình dịch bệnh khiến cho tích lũy của 4-5 năm trước coi như về 0”, ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines chia sẻ.
Nhà điều hành sân bay quốc tế Pudong ở Thượng Hải đã chứng kiến số lượng hành khách của mình giảm 81,5% xuống chỉ còn 1,13 triệu người trong tháng 2, so với một năm trước đó. Hai sân bay quốc tế tại Quảng Châu và Thâm Quyến ở Trung Quốc đại lục cũng ghi nhận lượng hành khách giảm 80% xuống dưới 1 triệu người.
Số lượng hành khách của Sân bay quốc tế Hong King trong tháng 2 giảm xuống 1,9 triệu, đại diện sân bay cho biết mức giảm này ứng với 68% so với cùng kì các năm trước. Sự sụt giảm chủ yếu đến từ Trung Quốc đại lục và Đông Nam Á.
Cơ quan quản lí sân bay Hong Kong cho biết trong một Thông cáo báo chí hôm 15/3, rằng họ dự đoán số hành khách sẽ tiếp tục giảm trong tháng này, vì ngày càng nhiều các hãng bay huỷ chuyến, và nhiều quốc gia thắt chặt các biện pháp nhập cư, kiểm dịch.
Như quản lí sân bay dự đoán, hãng bay Cathay đang cắt giảm hoạt động của mình xuống chỉ còn 3 chuyến bay mỗi tuần. Giám đốc Kinh doanh hãng này tuyên bố vào cuối tuần trước, rằng “sẽ duy trì một số lượng tối thiểu các chuyến bay đến và đi trong mạng lưới chính của mình, để đảm bảo các tuyến quan trọng vẫn được mở”.
Thai Airwaý đã chọn cách thay đổi “cơ trưởng” để tìm cách vượt qua khủng hoảng, với việc Chủ tịch Sumeth Damrongchaitham từ chức vào ngày 11/4 tới đây. Sự sống còn của hãng bay giờ đây phụ thuộc vào sự lãnh đạo của ông Chakkrit Parapuntakul - người được chỉ định làm quyền Chủ tịch tạm thời, ngay trong tuần này.
Hàng ngàn nhân viên của hãng hàng không quốc gia Thái Lan được khuyến khích nghỉ phép không lương cho tới hết ngày 30/6. Các giám đốc điều hành bị cắt giảm từ 15% - 25% lương trong khoảng thời gian từ tháng 3-8/2020. Hội đồng quản trị cũng đồng ý cắt giảm một nửa mức lương của mình.
Tất cả những biện pháp này nằm trong nỗ lực cắt giảm 30% chi phí.
Thai Airways hiện có 103 máy bay tính đến cuối tháng 12/2019. Một nguồn tin cho biết 12 máy bay của hãng này đang nằm "đắp chiếu" trên sân bay, trong khi 12 chiếc khách đang được bảo trì ở trạng thái… nằm không.
“Tình hình xấu đi từ tháng 2”, Giám đốc Kinh doanh của Cathay Pacific, nói. “Lượng khách đặt vé trước cho thấy chưa có dấu hiệu hồi phục trong giai đoạn này. Chúng tôi đang xem xét cắt giảm 20% các chuyến bay trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5”.
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cho biết dịch bệnh khiến doanh thu ngành hàng không trên toàn cầu bốc hơn 113 tỉ USD trong năm 2020, và khiến nhiều hãng bay phải đối mặt với tình trạng phá sản.
Tổ chức xếp loại tín dụng OCBC của Singapore đưa ra một kịch bản giả định, rằng doanh thu từ hành khách của Singapore Airlines sẽ giảm xuống mức 0, và hãng này chỉ thu được doanh thu từ hàng hoá cho quý kết thúc trong tháng 6.
Nhà phân tích Ezien Hoo của OCBC chỉ ra rằng Singapore Airlines sẽ cần tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài, từ các mối quan hệ ngân hàng hoặc có thể từ các cổ đông lớn của mình.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020