Mới đây, mạng xã hội xôn xao về bức ảnh em bé mới sinh còn nguyên dây rốn và nhau thai được đăng tải trên một hội nhóm. Theo đó, bà mẹ có tên A.M chia sẻ khi có thai chị đã ăn chay trong thai kỳ. Khi sinh con, chị cũng tự sinh con ở nhà, tự đỡ đẻ, không chích ngừa, không cắt rốn, da kề da liên tục sau 4h sinh và em bé đã tự tìm ti mẹ sau 30 phút sinh con.
Bức ảnh em bé mới sinh còn nguyên dây rốn gây bão mạng. |
Liên lạc với chị A.M - người tự nhận mình là người mẹ Hưng Yên đã sinh con không cắt dây rốn, chị A.M từ chối trả lời mọi câu hỏi xung quanh nghi vấn về câu chuyện của mình.
Tuy nhiên, mới đây, chị A.M đã đăng tải một bài viết trên facebook cá nhân chia sẻ về vụ việc đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng. Trước những nghi vấn chị “mượn” hình ảnh của người khác để câu like, câu view, chị A.M khẳng định chính là người mẹ sinh con theo phương pháp “liên sinh” (lotus birth).
Chị A.M lên tiếng về câu chuyện thai sản thuận tự nhiên của mình. |
Theo chia sẻ trên facebook cá nhân, đây là lần thứ hai chị A.M sinh con. Lần sinh con đầu lòng, chị đã sinh con ở bệnh viện nhưng lần này, chị chọn sinh con tại nhà. "Mình đã có một thai kỳ khỏe mạnh và nhẹ nhàng suốt 39 tuần và chuyển dạ cũng không hề đau đớn như lần sinh em bé thứ nhất ở viện. Lúc chuyển dạ chỉ có cơn co đau tức thúc xuống dưới trong khoảng 10 phút và mình sinh em bé khá dễ dàng. Cả hai mẹ con đều ổn".
Chị A.M cũng cho biết thêm mình có hai facebook, một là tài khoản có tên A.M, một tài khoản có tên C.C (tên con gái lớn). Chính vì lý do này mà trên mạng xã hội đã lan truyền nghi vấn cho rằng câu chuyện này không phải của chị và bức ảnh chụp em bé mới sinh không phải con chị.
Trao đổi với VTV, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo không nên sinh con tại nhà. Bác sĩ nói: "Nhìn chung cuộc đẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro. Người mẹ phải vượt cạn, phải gắng sức rất nhiều. Trong quá trình gắng sức đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ nếu như không có sự trợ giúp của y tế. Để em bé sinh ra được khỏi bụng người mẹ, động lực rất quan trọng đó là cơn co tử cung. Nếu cơn co tử cung yếu, mà khi đó ối vỡ rồi, cuộc đẻ quá dài không đẻ được thì nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nếu cơn co quá mạnh thì có thể làm vỡ tử cung, khi đó nếu không có biện pháp thì rất nguy hiểm cho người mẹ”. |
Lối sống 08:05 | 27/06/2018
Lối sống 02:40 | 23/04/2018
Lối sống 23:00 | 15/03/2018
Lối sống 15:46 | 14/03/2018
Lối sống 14:25 | 14/03/2018
Lối sống 13:24 | 14/03/2018
Lối sống 02:00 | 10/03/2018
Thời sự 23:25 | 08/03/2018