Cụ thể, những đứa trẻ được sinh ra ở tuần 34 hoặc sớm hơn của thai kì thì nguy cơ mắc phải hội chứng ADHD cao hơn, với các dấu hiệu như là tăng động hoặc sự chú ý không kéo dài lâu.
Dấu hiệu tăng động được phát hiện trong giai đoạn đầu đời của trẻ, trong khi sự thiếu tập trung lại phát hiện trong giai đoạn sau. Trong các cuộc nghiên cứu trước thì các nhà khoa học đã chỉ ra sinh non dẫn đến việc các bộ phận kém phát triển, có thể bị viêm và thay đổi nội tiết dẫn đến bị ADHD.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Công cộng ở Oslo (Na uy) đã phân tích dữ liệu về cuộc nghiên cứu mẹ và bé ở Na-uy (MoBa) từ 113.000 đứa trẻ, trong đó có 33.081 anh chị em. Họ cho biết rằng: “Đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa việc sinh non và hội chứng ADHA khi so sánh các anh chị em với nhau.”
Phương pháp kiểm tra về nguy cơ sinh non
Các nhà khoa học cho biết rằng gần đây đã phát triển một phương pháp có thể cảnh báo nguy cơ sinh non ở thai phụ với chi phí hợp lí và độ chính xác cao.
Cuộc kiểm tra sẽ được tiến hành từ 15-20 tuần sẽ cho phép các bác sĩ bắt đầu điều trị để tránh tình trạng sinh non hoặc các biến chứng sau này. Bằng phương pháp này, các nhà khoa học hi vọng có thể ngăn chặn được nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi do sinh non và cả ở mẹ.
Hiện nay có một số phương pháp kiểm tra việc sinh non nhưng nó rất tốn kém và chỉ phát hiện ra việc sinh non tự phát, không phát hiện ra các dấu hiệu dẫn đến sinh non.
Sinh non dẫn đến mối nguy hiểm như tử vong, các vấn đề hô hấp, bại não và các vấn đề thần kinh khác. Nguyên nhân dẫn đến sinh non có thể là viêm nhiễm ở mẹ, tiếp xúc với các chất độc từ môi trường hoặc các bệnh mãn tính như huyết áp và tiểu đường.
Phương án kiểm tra mới được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Calofornia San Fransico đã nghiên cứu về các dấu hiệu viêm, hệ thống miễn dịch và mức độ protein, ngoài ra còn các yếu tố như độ tuổi của mẹ và thu nhập của họ để đánh giá nguy cơ sinh non.
Phương án kiểm tra mới này có thể dự đoán một thai phụ có nguy cơ sinh non hay không với độ chính xác lên đến 80%.
Sinh non có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tinh thần
Tại Mỹ có khoảng 10% trẻ em được sinh vào khoảng tuần 34 hoặc trước đó của thai kì. Những đứa trẻ sinh non thường thiếu cân hoặc rất nhỏ bé.
Sự phát triển về thể trạng của chúng cũng rất chậm chạp so với những trẻ sinh đủ tháng. Sinh non dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến hành vi và tính cách của trẻ sau này bởi sự bất thường trong sự phát triển não bộ. Di chứng có thể là Hội chứng tăng động rối loạn thiếu chú ý (ADHD), lo lắng, rối loạn thần kinh và thậm chí là tự kỉ.
Ngoài ra, trẻ sinh non thường bị hen suyễn hoặc một số vấn đề hô hấp do phổi là cơ quan quan trọng, chỉ phát triển từ tuần 32 của thai kì trở đi. Chúng cũng có nguy cơ cao mắc bệnh về đường ruột, thính giác, thị lực, răng miệng.
Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong ở trẻ sơ sinh tại Mỹ, khoảng 17% vào năm 2015.
2 tháng giành giật sự sống của em bé sinh non 26 tuần, nặng hơn 1kg
Sinh non lúc 26 tuần, nặng vỏn vẹn 1,2 kg, 20 ngày đầu thở máy hoàn toàn, nằm viện suốt 2 tháng cùng nhiều lần ... |
Trẻ sinh non có nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ
Những em bé sinh thiếu tháng có nguy cơ bị chậm trễ trong việc học ngôn ngữ và tiếp nhận kiến thức, lý do là ... |
ADHD làm tăng rủi ro mắc bệnh lây nhiễm
Chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD) làm tăng đáng kể rủi ro mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). |
Lối sống 08:05 | 27/06/2018
Lối sống 02:40 | 23/04/2018
Lối sống 23:00 | 15/03/2018
Lối sống 15:46 | 14/03/2018
Lối sống 14:25 | 14/03/2018
Lối sống 13:24 | 14/03/2018
Lối sống 02:00 | 10/03/2018
Thời sự 23:25 | 08/03/2018