2 tháng giành giật sự sống của em bé sinh non 26 tuần, nặng hơn 1kg

Sinh non lúc 26 tuần, nặng vỏn vẹn 1,2 kg, 20 ngày đầu thở máy hoàn toàn, nằm viện suốt 2 tháng cùng nhiều lần tiêm truyền, chọc tủy, bé Tony - con trai chị Trà My (Bình Phước) có lẽ là em bé sinh non dũng cảm và kiên cường nhất.
 

Cuối năm 2017, khi con đầu được 1 tuổi thì chị Trà My (Bình Phước) phát hiện mình mang song thai. Tuy nhiên, thai kỳ của chị gặp vấn đề khi mới ở tuần thứ 10, bác sĩ đã thông báo “song thai xấu, chỉ có một bánh nhau và một túi ối, có thể 2 bé sẽ đột tử trong bụng mẹ vì rất nhiều lý do như xoắn dây rốn, truyền máu song thai”. Thông thường khi biết bầu song thai, người mẹ sẽ rất vui mừng, nhưng với chị Trà My, quãng thời gian đó thực sự khủng khiếp, luôn sống trong cảm giác lo lắng, sợ hãi, “lúc nào cũng sờ bụng xem con còn đạp không”.

Ngày mang thai ở tuần thứ 24, chị My không thấy bé bên trái đạp. Nghi có bất thường, chị vào bệnh viện Từ Dũ siêu âm thì nhịp tim thai nhi chỉ còn 60/phút. Do thai nhi bị xoắn dây rốn và mới 24 tuần nên không cách nào cứu được. Đến tuần thứ 26 của thai kỳ, bé thứ hai cũng đòi ra. Tử cung của chị mở hết 10 phân, bác sĩ đành phải mổ cấp cứu và nói: “Em bé non quá không sống được”.

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Bé Tony khi mới được mẹ đón ra từ lồng kính.
2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Và sau đó được mẹ ấp liên tục.

Chị My viết những lời tâm sự trong nhật ký dành cho con: “10h mổ, 10h45 mẹ mở mắt ra, lúc đó mẹ nằm ở phòng hồi sức, khi hỏi về con thì y tá nói bác sĩ sẽ nói với mẹ sau. Mẹ phải nằm 1 mình đến 4 giờ chiều. Mới mổ xong mà mẹ khóc rất nhiều. Không phải khóc vì đau vết mổ mà khóc vì bản thân tệ. Gặp bác sĩ, y tá nào đi ngang qua mẹ cũng hỏi về tình trạng của con. 4 giờ chiều mẹ được gặp ba con. Ba nói con được chuyển lên khoa sơ sinh rồi. Vậy là con đã sống!”

Ngày thứ 2 sau mổ, chị My được nhìn con qua lồng kính. Cái đau của vết mổ chẳng là gì so với cảm giác đau đớn của người mẹ khi ấy. Chị My run lẩy bẩy, mắt nhòa đi khi thấy con bé xíu, mắt băng lại màu đen, 2 lỗ mũi là ống thở oxy, miệng là ống truyền dịch, tay chân đều gắn dây chằng chịt.

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Bé Tony sinh non ở tuần thứ 26 và chỉ nặng 1,2kg.
2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Tay bé Tony bé xíu và đầy những vết bầm tím.

Thời điểm đó, bé Tony - con chị My là em bé sinh thiếu tháng nhiều nhất ở khoa chăm sóc trẻ sinh non của bệnh viện Từ Dũ nên mắc nhiều bệnh. Suốt 2 tháng nằm viện, bé nhiều lần phải lấy dịch tủy, lấy máu xét nghiệm, chân tay bầm tím vì lấy ven và đầy những vết kim truyền thuốc.

“Con nằm trong lồng kính 1 tháng, 20 ngày đầu con không tự thở được mà phải thở bằng máy hoàn toàn. Những ngày tiếp theo, con thở oxy ngắt quãng. 1 ngày con bị tím tái nhiều lần, bác sĩ và y tá lại phải chạy ngược xuôi chăm sóc con. Mỗi lần cầm bút ký giấy làm phẫu thuật hay truyền máu cho con là mình lại sợ. Khi ấy chỉ biết đặt niềm tin vào bác sĩ, y tá và niềm tin vào sức mạnh chống chọi của con, vào sự cố gắng của con”, chị My nhớ lại.

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Tony khỏe mạnh và lớn lên từng ngày.
2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Hiện tại, em bé sinh non ngày nào đã gần 3 tháng tuổi và ăn được 80 ml sữa mẹ mỗi cữ.
2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Tony còn biết nhìn theo mẹ, biết cười và biết đòi mẹ ẵm trên tay mới chịu ngủ.

Sau hơn 1 tháng nằm lồng kính, bé Tony được ra ngoài phòng kangaroo nằm với mẹ. Ngày nhận con từ tay các cô mà tay chân người mẹ run lẩy bẩy vì con bé quá. Từ lúc sinh tới 1 tháng bé vẫn nặng 1,2kg, không tăng được lạng nào do phải truyền thuốc nhiều. Chị My ấp con trước ngực mà không dám thở mạnh vì con bé quá. Trong suốt 1 tháng ấp con, người mẹ ngủ chập chờn, luôn sợ ngủ quên, con tím tái mà mẹ không biết.

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg
Chị Trà My - mẹ của em bé sinh non Tony.

“Đến tận hôm nay vẫn chưa tới ngày dự sinh của con, thế mà con đã ra ngoài được gần 3 tháng rồi. Từ tập ăn bằng muỗng, mỗi lần chỉ ăn 5 ml, rồi tăng dần 10-20ml và hiện tại con đã ăn được 80 ml sữa, 2 tiếng 1 lần. Con còn biết nhìn theo mẹ, biết cười và biết đòi mẹ ẵm trên tay mới chịu ngủ. Đó quả là sự kỳ diệu và may mắn”, chị My tâm sự.

XEM THÊM

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg Trái ngọt của đôi vợ chồng Hà Nội từng ký giấy sinh tử cho con

'Có thể thai nhi được cứu, nhưng có thể sẽ ra đi chỉ sau 15 phút. Vợ chồng tôi run run ký vào tờ đơn ...

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg Hành trình chăm con sinh non lớn xinh khỏe mạnh của mẹ đơn thân tuổi 19

Ngắm nhìn hình ảnh cô bé Ngân Tâm (Đồng Nai) xinh đẹp, nhí nhảnh hiện tại, ít ai biết được khi mới sinh ra, chị ...

2 thang gianh giat su song cua em be sinh non 26 tuan nang hon 1kg Cô gái Sài Gòn từ chối cấp cứu để con được sống

'Khi bác sĩ nói đình chỉ thai để cứu mẹ, tôi giãy giụa. Tôi nói nếu không cứu thai trong bụng thì đừng động vào ...

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.