Em bé Kangaroo: ‘Em may mắn vì được cả nhà cùng ấp em’

Nguyễn Bảo Tường Lam là em bé Kangaroo. Em được gọi với cái tên như thế bởi em là em bé sinh non thiếu tháng và được chăm sóc đặc biệt theo chương trình “Kangaroo Mother Program” của bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) vào năm 1998 – cách đây 19 năm.
 

“Em may mắn vì được cả nhà cùng ấp em”

Trẻ sinh non (chào đời trước tuần 37 của thai kỳ) thường các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch cũng kém hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Vì vậy, trẻ sinh non dễ gặp các vấn đề sức khỏe và mắc các bệnh nghiêm trọng như vàng da, giảm thính, thị lực, suy hô hấp, viêm ruột…

“Kangaroo Mother Program” (phương pháp chăm sóc bà mẹ Kangaroo) ra đời năm 1978 tại Columbia, mô phỏng cách chuột túi chăm con. Thay vì nằm trong lồng kính, bé vẫn được ở bên mẹ, được mẹ ấp. Từ thân nhiệt, nhịp tim và hơi ấm từ mẹ, bé sẽ bớt bỡ ngỡ khi chuyển từ môi trường trong bụng mẹ sang thế giới bên ngoài, từ đó bắt kịp sự phát triển so với các bé sinh đủ tháng.

em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
Nguyễn Bảo Tường Lam được mẹ ấp theo phương pháp Kangaroo. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Bảo Tường Lam là em bé Kangaroo. Em được gọi với cái tên như thế bởi em là em bé sinh non thiếu tháng và được chăm sóc đặc biệt theo chương trình “Kangaroo Mother Program” của bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) vào năm 1998 – cách đây 19 năm.

Tường Lam - em bé Kangaroo ngày nào, sinh non ở tuần thứ 32 giờ đã 19 tuổi. Em khỏe mạnh, phát triển bình thường như biết bao em bé sinh đủ tháng khác. Tường Lam hiện là sinh viên năm thứ 2 của Khoa Công nghệ Thông tin - Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM.

Mẹ em nhớ lại năm nào khi con gái mới sinh ra. “Tôi đã run sợ khi thấy hình hài của nó và không thể nào bế con được. Chồng của tôi đã phải dùng tấm tã vải để quấn chặt tay tôi và để tôi có thể ôm nó vào lòng. Nó chỉ được 1kg700, tóc lơ thơ, lông mày không có vì được mổ khẩn cấp ở tháng thứ 8 để cứu mẹ, do mẹ bị tiền sản giật”.

Sau những ngày được chăm sóc đặc biệt theo phương pháp Kangaroo, được da kề da với mẹ, Tường Lam được xuất viện về nhà. Khi về nhà, em tiếp tục được ấp, và không chỉ một mình mẹ ấp em, còn có cả bố, anh trai hơn em 12 tuổi nữa. Tường Lam kể hồi nhỏ em bệnh nhiều lắm, đến khi vào lớp 1 thì đỡ dần và hiện tại thì khỏe mạnh như các bạn bình thường. Khi được hỏi em có thấy mình kém may mắn không khi sinh non và ốm bệnh triền miên như thế, em cười nói: “Em không nghĩ kém may mắn đâu, mẹ sinh em khi 40 tuổi mà, độ tuổi đó không an toàn chút nào để mang thai nhưng vẫn sinh em ra. Em thấy em may mắn đấy chứ”.

em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
Tường Lam không chỉ được mẹ ấp, mà cả bố và anh trai hơn 12 tuổi ấp nữa. (Ảnh: NVCC)
em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
"Em thấy may mắn vì được cả nhà cùng ấp em". (Ảnh: NVCC)
em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
Tường Lam sau khi xuất viện trở về nhà vẫn được chăm sóc theo phương pháp Kangaroo. (Ảnh: NVCC)

Vì là em bé sinh non, nên mẹ em chăm em rất kĩ. Kĩ đến độ khi em lớn rồi, các đồ dùng của em mẹ vẫn giữ thói quen tiệt trùng bằng nước sôi. Mẹ em đến giờ vẫn nhớ như in buồng khám Kangaroo của bệnh viện Từ Dũ cách đây 19 năm với vị bác sĩ trẻ tên Kim Chi.

Mẹ em tâm sự: “Chính bác Chi đã giúp những bà mẹ có con sinh non như chúng tôi nuôi con cho bằng được. Phương pháp mới cộng với sự nhiệt tình, sự quyết tâm và nhất là lòng yêu thương con trẻ đã làm cho bác Chi không hề khước từ những câu hỏi hay thắc mắc nào của chúng tôi. Trẻ sinh non nhiều vô kể và bác Chi đã làm việc vô kể để đồng hành cùng chúng tôi.

Chúng tôi yêu con mình hơn yêu Bác Chi. Không cho Bác một giây phút rảnh rỗi nào. Bác Chi hiểu và thông cảm nỗi khổ của gia đình. Chính vì điều đó chúng tôi đã níu Bác. Gọi là bác Chi vì đó là cách gọi tắt Bác sĩ Chi và cách gọi đó vẫn lưu hành cho đến ngày hôm nay.

em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
"Tôi đã run sợ khi thấy hình hài của nó và không thể nào bế con được", mẹ Tường Lam nói. (Ảnh: NVCC)

Ngoài bác sĩ Kim Chi, còn có tập thể y bác sĩ khu dưỡng nhi, các bác sĩ Pháp trong chương trình “Kangaroo Mother Program”, các bác sĩ đến từ Colombia đã giúp và hỗ trợ chúng tôi rất nhiều qua việc giáo dục nuôi con thiếu tháng, truyền đạt liệu pháp dinh dưỡng, cho sữa, thuốc men với tất cả tấm lòng của người hành nghề y. Đôi mắt nói lên tất cả và tôi nhớ mãi những đôi mắt hiền hậu ấy. Trân trọng hơn nữa là những lời động viên, an ủi từ các vị bác sĩ đến từ các đất nước xa xôi giúp chúng tôi có nhiều can đảm hơn để nuôi con mình có hiệu quả.

Tường Lam đã lớn lên, trưởng thành và chắc chắn sẽ không bao giờ quên công ơn của Bác Chi, Cô Nhã, Cô Hường… và còn nhiều nhiều người nữa của Khoa Dưỡng Nhi Bệnh viện Từ Dũ, của các bác sĩ chương trình "Kangaroo Mother Program" đã giúp cho cháu vượt qua những ngày khó khăn, yếu ớt, khổ sở vì bệnh tật bằng tấm lòng của ông bố và bà mẹ".

em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
Tường Lam và mẹ. Em giờ đã lớn lên và trưởng thành. (Ảnh: NVCC)

Phương pháp Kangaroo – mẹ chính là lồng kính hoàn hảo nhất cho con

Bác sĩ Lương Kim Chi, phụ trách chương trình Kangaroo – Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ TP HCM, cũng là một trong những bác sĩ theo dõi chính cho trường hợp sinh non của mẹ con bé Tường Lam cách đây 19 năm cho biết: “Kangaroo là phương pháp tiếp xúc da kề da liên tục giữa mẹ và con 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Với phương pháp này, bà mẹ chính là lồng kính tốt nhất cho đứa con”.

em be kangaroo em may man vi duoc ca nha cung ap em
Bác sĩ Lương Kim Chi, phụ trách chương trình Kangaroo – Khoa Sơ sinh – Bệnh viện Từ Dũ TP HCM, (Ảnh: NVCC)

Theo bác sĩ, phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho mẹ và con, mà cả gia đình, bệnh viện, xã hội đều được hưởng lợi ích. Trẻ bị cách ly mẹ sau sinh không tốt cho cả mẹ và bé. Người ta thấy trẻ bị cách ly với mẹ kéo dài sẽ dẫn đến những rối loạn hành vi ở tuổi học đường sau này.

Phương pháp Kangaroo giúp trẻ ngủ sâu hơn, ngon hơn, giảm biến chứng về thính, thị lực, giảm biến chứng về tâm thần vận động. Đối với mẹ, một bà mẹ được ở gần con sẽ tăng sự tự tin, năng lực trong chăm sóc con, tăng sự gắn kết mẹ con và từ đó lượng sữa của mẹ cũng dồi dào hơn, tạo tiền đề nuôi con sữa mẹ thành công và lâu dài.

Còn với gia đình, trước đây nếu trẻ sinh non được chăm sóc trong lồng kính thì gia đình mặc định việc chăm sóc con là của người mẹ. Nhưng với phương pháp Kangaroo này, nó sẽ lôi kéo mọi thành viên trong gia đình cùng chăm sóc đứa nhỏ. Từ đó, giảm công chăm sóc của người thân, tăng sự gắn kết đồng cảm, giảm chi phí chăm sóc, đứa nhỏ cũng được xuất viện sớm hơn.

Đối với bệnh viện, thì phương pháp Kangaroo giúp giảm sự quá tải, giảm chi phí thuốc phát sinh, chia sẻ công chăm sóc với nhân viên y tế. Với xã hội, một xã hội tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh thông minh thì là điều rất đáng giá. Nhờ phương pháp này, chất lượng nguồn lực tương lai được cải thiện là điều chắc chắn.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.