Hàng Trung Quốc xuất hiện từ thứ nhỏ nhặt
Trở lại xưởng của anh T. PV vẫn được tiếp đón khá nồng nhiệt, trò chuyện một lúc về chủ đề hàng Trung Quốc gắn mác Việt, anh T. chợt nhớ ra cách đây vài năm, anh cũng đã có thời gian sản xuất hàng thiết bị vệ sinh nên nắm khá rõ mảng này.
Anh cho biết: “Hàng thiết bị vệ sinh có cả trăm mục, từ gương, khung nhựa, cốc, khay, sen vòi, bình nóng lạnh... Những đồ đơn giản thì có thể sản xuất được, còn những món như vòi hoa sen, vòi đồng,...thì cực kì nhiều công ty nhập hàng Trung Quốc”.
Người tiêu dùng nếu không chú ý, rất dễ mua nhầm hàng. Ảnh minh họa
“Thậm chí, gần khu vực của mình, có thể khẳng định là có các doanh nghiệp đều nhập hàng sen vòi Trung Quốc về bán, tất nhiên là hàng đã được khắc tên thương hiệu Việt. Bởi sen vòi là thứ có giá trị nhất và chiếm doanh số cao nhất trong số các thiết bị vệ sinh. Nhập Trung Quốc về 1 bán ra gấp 3 lần là chuyện bình thường. Đó gần như là quy tắc chung trong ngành nếu buôn đồ Trung Quốc”, anh T. chia sẻ thẳng thắn.
Đang vào mạch câu chuyện, anh T. hăng hái kể: “Gần khu này có làng nghề cặp da, túi sách, các mặt hàng truyền thống như cặp, túi sách thì thực sự là cắt, may, nhập vải thật, mọi hoạt động đều sản xuất tại làng. Nhưng những cái vali hộp nhựa đắt tiền là nhập hết, không doanh nghiệp nào trong khu nào làm được.”
Ảnh minh họa
“Nhập Trung Quốc về rồi gắn mác làng nghề, sau đó bán gấp 3 hết. Thậm chí doanh nghiệp có thương hiệu, tên tuổi thì càng “ăn” lãi nhiều. Vì, đầu Trung Quốc nhập nhiều thì cực rẻ, mà đã nhập nhiều thì thường là thương hiệu lớn. Hàng của các thương hiệu lớn thường giá đắt hơn nên có thể ăn lãi gấp 4 – 5 lần”, anh T. phân tích.
Quanh đi quẩn lại, vẫn vì lợi nhuận, hiện nay trên thị trường, rất nhiều sạc và tai nghe của các hãng điện thoại lớn được bán tràn lan với mức giá vô cùng rẻ mạt. Chỉ vài chục nghìn đồng là đã có thể mua được một chiếc tai nghe, sạc có logo của các hãng nổi tiếng. Trong khi đó, hàng chính hãng lên tới vài trăm nghìn đồng.
Về chiêu trò, anh T. kể: “Nhiều công ty ở Việt Nam sợ bị quy vào tội sản xuất hàng giả, hàng nhái nên không dám tự in các vỏ sạc có logo của các hãng lớn. Vì thế, họ đã nhập những miếng nhựa có logo sẵn từ Trung Quốc về, sau đó lắp ráp với những miếng nhựa không và các linh kiện điện tử của mình lại thành một sản phẩm tên tuổi bán ra thị trường. Sạc bị tráo hàng thường là của Samsung, Nokia, còn tai nghe thì thường là các dòng iPhone.”
Đau lòng câu chuyện sản xuất
Câu chuyện về những chiếc ghế nhựa sẽ khiến nhiều người không khỏi giật mình. Khách hàng của anh T. từ xưa đến nay đều nhập bàn ghế nhựa trường học hàng Trung Quốc về bán. Nhưng dạo gần đây, sản lượng bắt đầu nhiều hoặc tính ra lãi hơn nếu dùng nhựa phế liệu nên đã tính đến việc thuê a T. làm.
Vừa nhẩm tính, anh T. vừa cho biết: “Nhựa phế liệu xanh, đỏ, tím, vàng,...có giá khoảng 30.000 đồng/kg, mà 1 cái ghế chỉ hết khoảng 700 – 800 g nhựa. Mình có trao đổi với đối tác, tính ra tiền sản xuất chỉ 30.000 đồng/cái, rẻ hơn nhập Trung Quốc về mà vẫn bán giá 115.000 đồng/cái như hàng nhập.”
Mẫu ghế nhựa khách đặt anh T. cho PV Dân Trí xem
“Tuy nhiên, nếu mình mà đầu tư khuôn, giá khuôn sẽ cao, khoảng 300 triệu đồng, nhưng mình có thể bán cho không chỉ khách đó mà bán cho ai cũng được. Còn nếu kí hợp đồng chỉ bán cho duy nhất 1 người thì khách phải trả thêm 10.000 đồng/sản phẩm. Tiền đó là tiền khấu hao khuôn và khách phải trả trong khoảng 3 vạn sản phẩm đầu, hết số đó, giá sẽ về 30.000 đồng/cái”, anh T. cho biết thêm.
Nói thì có vẻ dễ làm ăn, nhưng đó mới chỉ là ý định của khách hàng. Vì để có thể đặt nhiều sản phẩm như thế thì công ty kia cũng phải rất vất vả, mất nhiều năm trời quan hệ mới có thể có lượng đầu ra nhiều như thế.
Không những thế, anh T. khẳng định: “Mình không cạnh tranh được với họ ngay từ khâu nguyên liệu, vì họ mua nhiều hàng container nên giá bao giờ cũng rẻ hơn nhiều. Thương lái Trung Quốc thường xuyên “ăn chực nằm chờ” ở Việt Nam để nhập nguyên liệu”.
“Ngay trong các làng sản xuất nhựa, lúc nào cũng rất có nhiều thương lái Trung Quốc, ngủ nghỉ tại các nhà nghỉ, rồi thuê xe ôm chở rong ruổi quanh làng để tìm mua nhựa. Nếu thử thấy tốt thì xuống tiền luôn và có xe container vào bốc hàng ngay tại kho chở thẳng về Trung Quốc. Vì thế nên các doanh nghiệp Việt vừa và nhỏ như mình không tài nào cạnh tranh nổi giá”, anh T. thở dài than.
Chẳng nói đâu xa, anh T. lại kể: “Ngay như mặt hàng mũ bảo hiểm cả đầu của Trung Quốc, nhập vào giá khoảng 250.000 đồng/cái, bán ra 750.000 đồng/cái. Nhưng nếu mình tự sản xuất mũ bảo hiểm, sau khi trừ tất cả các chi phí từ đầu tư khuôn, ra mẫu nhựa, sơn, tem mác,...để tính ra giá 1 sản phẩm mà đem so với hàng Trung Quốc nhập về giống y hệt thì thực sự chán không muốn làm tiếp, muốn bỏ không sản xuất nữa mà chỉ muốn nhập luôn hàng Trung Quốc về bán.”
“Chẳng những vậy, việc như thế này đều có trung gian đầu mối, nhiều đến mức như là chợ người. Từ người vận chuyển tiểu ngạch, chính ngạch cho đến người đi tìm khuôn, tìm mẫu đều có”, anh T. nói.
Theo anh T., công việc đơn giản đến mức: “Mặt hàng nào bán tốt mình chỉ cần gửi mẫu sang Trung Quốc kèm theo kích cỡ sang xưởng bên kia, họ báo giá cho từng lô hàng nghìn chiếc/lần. Nhưng phải nói thật, bên Trung Quốc họ làm quá chuyên nghiệp, sản xuất theo kiểu công nghiệp, mình không thể cạnh tranh được.”
“Dân mình có phần nào đó kì thị, nhưng phải công nhận là hàng Trung Quốc rất đẹp, chỉ có hàng chợ thì không “ngửi” được. Thời buổi này làm ăn cũng phải có 2 người bạn Trung Quốc chuyên đi tìm hiểu thị trường bên đó, hoặc tìm những gì mình cần, thì mới tồn tại được”, anh T. chia sẻ.
Tràn lan hàng Trung Quốc 'đội lốt' hàng Việt
Không chỉ nhập hàng từ Trung Quốc về bỏ mác “Made in China” gắn xuất xứ hàng Việt để tiêu thụ, có nhiều sản phẩm ... |