Mùa xuân trẩy hội chùa Hương! Vài lưu ý nhỏ dành cho du khách thập phương về hội chùa Hương năm nay.
Chùa Hương (hay chùa Hương Sơn) là cách gọi quen thuộc trong dân gian, thực tế là một quần thể gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, một số ngôi đền thờ thần và các ngôi đình thờ tín ngưỡng. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, người người lại nô nức dự hội chùa Hương, cầu cho một năm mới bình an, may mắn, phát tài. Lễ hội chùa Hương cũng là cơ hội để du khách thập phương được thưởng thức các sinh hoạt văn hóa dân tộc đặc sắc như bơi thuyền, nghe hát chèo, hát văn..
Lễ hôi chùa Hương kéo dài trong 3 tháng mùa xuân (Ảnh: Tuổi Trẻ) |
Thời gian khai hội
Ngày 6 tháng Giêng là ngày khai hội chùa Hương. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng Ba âm lịch. Đỉnh cao của lễ hội là từ Rằm tháng Giêng đến ngày 18 tháng Hai âm lịch.
Đường đến chùa Hương
Từ trung tâm thành phố Hà Nội đến chùa Hương, bạn sẽ đi qua quãng đường chừng 55 km, với 3 loại phương tiện: Xe buýt, xe ô tô riêng và xe máy.
Nếu bạn chọn đi ô tô riêng: Cứ theo đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là sẽ đến chùa Hương.
Nếu bạn đi xe buýt: Từ bến xe khách Mỹ Đình, bạn chọn tuyến 211, 78 hoặc 75 là có thể đến chùa Hương. Để chắc chắn hơn, bạn nên hỏi thăm bác tài xế để biết điểm xuống tiện lợi nhất.
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy: Bạn theo đường Nguyễn Trãi đi thẳng tới Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ trái và hỏi người dân hướng đi chùa Hương, chạy thêm một quãng là tới.
Tới chùa Hương
Đến bến Đục, chùa Hương, bạn sẽ ngồi đò khoảng 1 tiếng qua suối Yến Vĩ, giá đi đò 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh.
Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi nếu đủ sức khỏe, còn không có thể đi cáp treo nhanh chóng, tiện lợi.
Các điểm tham chính ở chùa Hương
Trong quần thể thắng cảnh chùa Hương, có 3 điểm đến đẹp và nổi tiếng linh thiêng bạn không nên bỏ lỡ là đền Trình, chùa Thiên Trù và động Hương tích.
Động Hương tích là nơi thờ phật lớn nhất của di tích Chùa Hương. Chùa trong động có nhiều tượng quý, đặc biệt là tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai(1793). Tượng do viên quan võ tên là Nguyễn Huy Nhật cúng tiến. Vào mùa hội tháng giêng, tháng hai hàng năm, động Hương Tích xanh um màn khói hương tỏa ra và tấp nập khách hành hương lễ phật.
Đền Trình (có nghĩa là nơi "trình diện" với thần linh trước khi đến cõi Phật) nằm trên núi Ngũ Nhạc, thờ một vị thần núi. Đền còn có tên Quan Lớn, thờ một bộ tướng của Vua Hùng.
Chùa Thiên Trù còn được gọi là chùa Ngoài. Ở chùa Thiên Trù có quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1793) thời nhà Tây Sơn. Giữa điện thờ Phật có tượng Quan Âm Nam Hải bằng đá, tạc theo mẫu tượng trong chùa Hương Tích nhưng được phóng to gấp 2,5 lần, cao đến 2,8 m.
Rất đông du khách, phật tử về dự lễ hội chùa Hương. (Ảnh: Thanh Niên). |
Giá vé tham quan và dịch vụ năm 2018
Theo thông tin từ Ban Quàn lý Di tích thắng cảnh Hương Sơn cho biết giá vé đò thuyền, tham quan thắng cảnh và cáp treo năm 2018 được áp dụng từ ngày 01/01/2018:
1. Vé đò thuyền + thắng cảnh
- Tuyến chính Đền Trình - Thiên Trù - Hương Tích: 130.000 đ/khách, trong đó:
- Vé đò thuyền tuyến Tuyết Sơn và Long Vân: 30.000 đ/khách
- Miễn phí vé thăm quan các ngày: Mồng 1, 2 tết, ngày lễ Phật Đản và ngày Di sản văn hóa.
2. Giá vé cáp treo
- Người lớn: 160.000đ/vé/khứ hồi, 100.000đ/vé/lượt
- Trẻ em: 100.000đ/vé/khứ hồi, 70.000đ/vé/lượt (Trẻ em cao trên 1,1m mua vé như người lớn)
Lối sống 07:55 | 25/02/2018
Lối sống 23:40 | 23/02/2018
Lối sống 07:52 | 23/02/2018
Lối sống 23:40 | 22/02/2018
Lối sống 13:01 | 22/02/2018
Lối sống 07:00 | 22/02/2018
Lối sống 02:00 | 22/02/2018
Lối sống 23:30 | 21/02/2018