Mỹ khôi phục thị thực cho người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh của Trump

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo khôi phục thị thực cho những người nước ngoài chịu ảnh hưởng bởi sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Donald Trump.
my khoi phuc thi thuc cho nguoi bi anh huong boi sac lenh cua trump TT Trump thề phục hồi sắc lệnh bị thẩm phán chặn đứng
my khoi phuc thi thuc cho nguoi bi anh huong boi sac lenh cua trump Những người từ 'vùng cấm' được phép trở lại Mỹ
my khoi phuc thi thuc cho nguoi bi anh huong boi sac lenh cua trump
Biểu tình phản đối sắc lệnh của Trump tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota hôm 31/1. Ảnh: Reuters

Động thái khôi phục thị thực trên rõ ràng là nước đi ủng hộ quyết định do một thẩm phán liên bang Mỹ đưa ra, yêu cầu dừng thực hiện sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Donald Trump trên toàn quốc, theo AP. Trước đó, bộ này cho biết khoảng 60.000 thị thực đã bị "tạm thu hồi".

"Những cá nhân sở hữu thị thực không bị hủy bỏ về mặt vật chất hiện có thể đến Mỹ nếu thị thực còn hiệu lực", thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, đồng thời thêm rằng họ đang phối hợp với Bộ An ninh Nội địa để triển khai hành động.

Ông Trump hôm 27/1 ra sắc lệnh di trú, hạn chế người nhập cư và người tị nạn Hồi giáo. Sắc lệnh cấm công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo lớn vào Mỹ trong 90 ngày và cấm người tị nạn, bao gồm phụ nữ và trẻ em, vào nước này trong 120 ngày, kể cả những người có thị thực còn thời hạn và được tị nạn hợp pháp.

Thẩm phán Seattle James Robart ngày 3/2 ra phán quyết ủng hộ đơn kiện từ ông Bob Ferguson, Tổng chưởng lý Washington, trong đó đề nghị bác bỏ các điều khoản chính trong sắc lệnh hạn chế nhập cư của Tổng thống Trump.

Trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông chủ Nhà Trắng gọi quyết định dừng lệnh hạn chế nhập cư là "lố bịch".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.