Sau khi những tiếng chuông báo động đầu tiên vang lên vào đầu tháng 1, sự bùng phát của một chủng virus mới đã gây ra đại dịch toàn cầu. Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng thẳng thắn chỉ trích: "Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Tump đã lãng phí gần hai tháng, khoảng thời gian có thể được sử dụng để củng cố kho dự trữ liên bang về các thiết bị và dụng cụ y tế cần thiết".
Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn các tài liệu do tờ AP thu thập và xem xét các hợp đồng mua bán liên bang, cho thấy chính quyền liên bang đã chờ đợi đến giữa tháng 3 mới bắt đầu đặt hàng số lượng lớn khẩu trang phòng độc N95, máy thở cơ khí và các thiết bị khác cần thiết cho nhân viên y tế tuyến đầu.
Vào thời điểm đó, các bệnh viện ở một số bang đang điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 mà không có thiết bị đầy đủ, và đang khẩn khoản đòi hàng từ Kho dự trữ quốc gia chiến lược. Chuyện này vẫn xảy ra mặc dù hệ thống kho vận của Mỹ đã được lập trình thông minh từ hơn 20 năm trước, giúp thu hẹp khoảng cách trong chuỗi cung ứng y tế và dược phẩm trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Giờ đây, ba tháng trong cuộc khủng hoảng, kho dự trữ đó gần như đã cạn kiệt, khi số bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt đang tăng lên. Một số quan chức nhà nước và địa phương báo cáo đã nhận được máy thở bị hỏng và khẩu trang đầy bụi từ hàng chục năm về trước.
"Về cơ bản, chúng tôi đã lãng phí hai tháng", ông Paleen Sebelius, thư kí Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS), thừa nhận.
Ngay từ giữa tháng 1, chính quyền Mỹ có thể thấy rằng các bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tràn ngập bệnh nhân bị nhiễm Sars-CoV-2, nhiều người phải phụ thuộc vào máy thở để thở. Ý ngay sau đó cũng đã thán ca với thế giới, khi các bệnh viện tranh giành bác sĩ, giường bệnh và thiết bị.
HHS đã không trả lời các câu hỏi về lí do tại sao chính quyền liên bang lại chờ đợi để đặt hàng vật tư y tế, cho đến khi mọi chuyện gần như đến bờ vực. Vậy mà, ông Trump đã khẳng định rằng chính phủ liên bang nên trở thành chỗ dựa cho các quốc gia khi nói đến việc đối phó với đại dịch.
Khi một phóng viên cố gắng hỏi Trump về vấn đề chậm mua vật tư đối phó dịch bệnh, vị tổng thống này đã cắt ngay câu hỏi. "Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (Fema), như một đội quân, những gì họ đã làm là một phép lạ. Những gì họ đã làm cho các tiểu bang là không thể tin được", Trump chỉ lãng sang đánh giá Fema rồi rời khỏi bục phỏng vấn.
Tổng thống Donald Trump và các bên liên quan đã thúc giục chính quyền tiểu bang và các bệnh viện, mua khẩu trang và máy thở cho riêng họ. Ông lưu ý, yêu cầu cung cấp vật tư y tế đối với kho dự trữ quốc gia, vốn đang cạn kiệt, chỉ là biện pháp cuối cùng, khi hết cách.
"Kho dự trữ liên bang được cho là kho dự trữ của chúng tôi. Đây không phải là kho dự trữ nhà nước mà về sau họ sử dụng", ông Jared Kushner, con rể và cố vấn của tổng thống, cho biết.
Các chuyên gia về sự chuẩn bị và ứng phó khẩn cấp đã bày tỏ sự thất vọng trước những tuyên bố như vậy. Họ lưu ý rằng chính phủ liên bang phải đi đầu trong việc đảm bảo nguồn cung cấp y tế có sẵn và được phân phối ở những nơi cần thiết nhất.
"Các tiểu bang không có sức mua như chính phủ liên bang. Họ không có khả năng điều hành thâm hụt như chính phủ liên bang. Họ không có quyền lực như chính phủ liên bang", ông Sebelius, người từng là thống đốc bang Kansas trước khi điều hành hệ thống y tế của quốc gia, nhận định.
Do phản ứng của liên bang đối với Covid-19, các thống đốc bang cho biết họ hiện đang đấu thầu cạnh tranh với các cơ quan liên bang, để mua các vật tư y tế. Điều này đẩy tình trạng khan hiếm, tăng giá lên cao.
"Bây giờ bạn thực sự sẽ gặp một công ty gọi điện cho bạn và phán 'Chà, California chịu trả giá cao hơn bạn'. Nó chả khác nào bạn đang ở trên eBay với 50 tiểu bang khác, để đấu thầu máy thở, thống đốc bang New York Andrew Cuomo, cho biết.
Trong gần một tháng, Trump đã từ chối các cuộc gọi từ Cuomo và những người khác. Ông sử dụng thẩm quyền của mình theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để ra lệnh cho các công ty tăng cường sản xuất máy thở và thiết bị bảo vệ cá nhân. Ông đề nghị khu vực tư nhân tự hành động.
Hơn ba tháng sau khi Trung Quốc công bố các trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên, Trump cuối cùng đã ra lệnh cho các công ty tăng cường sản xuất các vật tư y tế quan trọng. Nhưng đến bấy giờ, các trường hợp được xác nhận nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trên thế giới.
Khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố bùng phát tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu vào ngày 30/1, Trump đã bảo đảm với người dân Mỹ rằng virus này không xá gì dưới sự kiểm soát của Mỹ, và ông dự đoán một tương lai xán lạn với xứ cờ hoa.
Chính quyền của ông tự tin đến mức Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo tuyên bố vào ngày 7/2 rằng chính phủ đã vận chuyển gần 18 tấn khẩu trang phòng độc, khẩu trang phẫu thuật, đồ bảo hộ và các vật tư y tế khác cho Trung Quốc.
Mãi đến ngày 24/2, Nhà Trắng đã gửi cho Quốc hội một yêu cầu tài trợ 2,5 tỉ USD ban đầu để giải quyết sự bùng phát của virus corona. Ngay lập tức, chỉ ngày hôm sau, các chuyên gia y tế liên bang tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cảnh báo rằng Covid-19 đang lây lan nhanh chóng, và dự đoán sự gián đoạn đối với cuộc sống hàng ngày rất nghiêm trọng, bao gồm cả việc đóng cửa trường học và kinh doanh.
Lúc bấy giờ, Bộ trưởng HHS Alex Azar, vẫn tự tin nói với các nhà lập pháp vào ngày 27/2 rằng: "Không có gì ngạc nhiên cả! Rủi ro trước mắt đối với công chúng Mỹ vẫn còn thấp".
Trong những tuần đầu tiên quan trọng khi Mỹ còn khả năng theo dõi sự lây lan của căn bệnh và kiểm soát nó, khó có ai được xét nghiệm sau một loạt "sai lầm ngớ ngẩn" của liên bang, dẫn đến thiếu hụt các kit xét nghiệm. Chính phủ liên bang và các tiểu bang đã "tay không đánh giặc".
Vào giữa tháng 3, các bệnh viện ở New York, Seattle và New Orleans đã báo cáo sự gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm bệnh. Các bác sĩ và y tá đã lên phương tiện truyền thông xã hội để bày tỏ sự thiếu thốn của họ về các thiết bị cơ bản như khẩu trang và đồ bảo hộ y tế.
Thế nhưng, Trump cáo buộc một số thống đốc đã phóng đại nhu cầu và chế giễu những người chỉ trích phản ứng của liên bang. "Tôi muốn họ hãy tự trọng", Trump phát biểu vào ngày 27/3.
Khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, một phát ngôn viên của HHS cho biết Kho dự trữ quốc gia chiến lược có khoảng 13 triệu khẩu trang phòng độc N95, lọc được khoảng 95% các hạt chất lỏng hoặc không khí, và rất quan trọng để giúp nhân viên y tế khỏi bị nhiễm bệnh. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong những gì bệnh viện cần để bảo vệ nhân viên của họ, thế nhưng hiện tại họ chỉ được cấp mỗi người một chiếc để "tồn tại" trong nhiều ngày.
Trong bối cảnh này, hồ sơ mua hàng liên bang cho thấy chính quyền Trump trì hoãn thực hiện các đơn đặt hàng lớn cho các nguồn cung cấp thiết bị và vật tư y tế, cho đến khi virus corona bén rễ và lan rộng.
HHS lần đầu tiên tuyên bố ý định mua 500 triệu khẩu trang N95 vào ngày 4/3, với kế hoạch phân phối chúng trong 18 tháng tới. Ngày hôm sau, Quốc hội đã thông qua dự luật chi tiêu cho virus corona trị giá 8,3 tỉ USD, gấp hơn ba lần so với những gì Nhà Trắng ban đầu yêu cầu.
Tám ngày sau, vào ngày 13/3, Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tuyên bố này được đưa ra sau gần sáu tuần kể từ khi WHO công bố đại dịch. Đến lúc đó, hàng ngàn trường học ở Mỹ đã đóng cửa, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia đã tạm dừng mùa giải và đã có 1.700 trường hợp được xác nhận Covid-19 tại quốc gia này.
Chính phủ đã gửi hàng chục ngàn khẩu trang, găng tay và đồ bảo hộ từ kho dự trữ đến tiểu bang Washington, nơi bị dịch bệnh tấn công sớm nhất. Nhưng nguồn cung này thật sự không đủ.
Hồ sơ hợp đồng liên bang cho thấy HHS ban đầu đã đặt hàng vào ngày 12/3 cho 4,8 triệu USD khẩu trang N95 từ 3M, nhà sản xuất lớn nhất có trụ sở tại Mỹ, đã tăng cường sản xuất nhiều tuần trước đó để đối phó với đại dịch. HHS đã tiếp tục với một đơn đặt hàng lớn hơn 173 triệu USD vào ngày 21/3, nhưng những hợp đồng đó không yêu cầu 3M bắt đầu giao hàng cho kho dự trữ quốc gia cho đến cuối tháng 4. Nguyên nhân có lẽ là do Nhà Trắng dự đoán đại dịch sẽ lên đến đỉnh điểm vào cuối tháng 4.
Thế mà hôm 2/4, ông Trump đã đe dọa sẽ trừng phạt mạnh mẽ công ty 3M thông qua lệnh của Đạo luật sản xuất quốc phòng. Trong dòng tweet, vị này khẳng định "công ty sẽ có một cái giá lớn phải trả!", nhưng không nói rõ là gì.
HHS đã từ chối việc cung cấp thông tin cho báo chí trong tuần qua về câu hỏi có bao nhiêu khẩu trang N95 đang hiện hữu trong kho. Nhưng vào ngày 31/3, Nhà Trắng cho biết hơn 11,6 triệu cái đã được phân phối cho chính quyền tiểu bang và địa phương từ kho dự trữ quốc gia, tức khoảng 90% những gì có sẵn vào đầu năm.
Robert Kadlec, trợ lí thư kí về công tác chuẩn bị và phản ứng dịch bệnh tại HHS, đã làm chứng trước Quốc hội vào tháng trước, rằng nước này sẽ cần khoảng 3,5 tỉ khẩu trang N95 để vượt qua đại dịch. Nhưng chuỗi cung ứng quốc gia chỉ có khoảng 1% số tiền đó.
Greg Burel là Giám đốc của Kho dự trữ quốc gia chiến lược từ năm 2007 cho đến khi nghỉ hưu vào đầu năm nay. Ông cho biết số tiền này vốn chỉ được dùng để phục vụ như một "giải pháp ngắn hạn".
Kho dự trữ được tạo ra vào năm 1999 và được mở rộng sau ngày 11/9, để chuẩn bị cho các cuộc tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân. Burel cho biết phần lớn số tiền đó đã được sử dụng trong đợt dịch cúm H1N1 vào năm 2009-2010.
Burel khẳng định: "Mỹ không bao giờ có đủ tiền để mua tất cả những gì chúng ta muốn thấy trên các kệ hàng". Ông nhấn mạnh rằng kho dự trữ đã sử dụng nguồn tài trợ hàng năm của mình, để chuẩn bị cho một loạt các mối đe dọa tiềm tàng. Nhưng lần này, nó đã không hoạt động theo cách đó.
Phần lớn nguồn cung cấp khẩu trang N95 trên thế giới và các vật tư y tế cơ bản khác được sản xuất tại Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bị Covid-19 tấn công. Do đó, chính phủ Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất của mình phải dự trữ khẩu trang N95 để sử dụng trong nước. Trung Quốc đã nối lại xuất khẩu khẩu trang chỉ trong những ngày gần đây.
Ngoài khẩu trang, các chuyên gia hiện đang lo lắng rằng Mỹ cũng sẽ sớm cạn kiệt nguồn cung cấp máy thở, có thể có giá lên tới 12.000 USD mỗi chiếc.
Nhà Trắng cho biết hôm 31/3 rằng họ đã phân phối gần một nửa số máy thở trong kho. Kho dự trữ vào đầu tháng 3 có 16.660 máy, một số trong số đó có niên đại trở từ năm 2001. Ngoài ra, kho dự trữ còn có têm 2.425 máy đã được bảo trì, tu sửa.
Thống đốc Cuomo cho biết New York có thể cần tới 40.000 máy thở để đối phó với dịch bệnh đang tràn ngập các bệnh viện. Trong suốt tháng 3, các thống đốc và thị trưởng của các thành phố lớn kêu gọi ông Trump sử dụng quyền lực của mình theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để chỉ đạo các công ty tư nhân đẩy mạnh sản xuất máy thở. Cho đến tuần trước, Trump cuối cùng đã sử dụng sức mạnh đó để ra lệnh cho General Motors bắt đầu sản xuất máy thở.
Chính phủ liên bang đã nỗ lực chuẩn bị cho sự gia tăng nhu cầu về máy thở, nhưng có vẻ sự chờ đợi cũng phải mòn mỏi. Kể từ năm 2014, HHS đã trả cho một công ty tư nhân, Reverironics, 13,8 triệu USD để phát triển một máy thở giá rẻ, ít phức tạp hơn, có thể được mua với số lượng lớn để bổ sung vào kho dự trữ quốc gia. Công ty mẹ của Reverironics, Royal Philips, cho biết họ đang lên kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng máy thở của Mỹ lên 2.000 cái mỗi tuần vào cuối tháng 5.
Steve Klink, phát ngôn viên của Royal Philips cho biết công ty hiện đang tập trung vào sản xuất các mẫu thương mại khác, và sẽ cung cấp máy thở đầu tiên cho kho dự trữ quốc gia Mỹ vào tháng 8, rất lâu sau khi dịch Covid-19 được dự đoán sẽ đạt đỉnh.
Vào tháng 9 năm ngoái, HHS đã đặt một đơn đặt hàng trị giá 32,8 triệu USD với công ty thuộc sở hữu của Hà Lan cho 10.000 mẫu mới, nhưng lại được giao vào năm 2022.
Trump từng cam kết vào ngày 27/3 rằng chính quyền của ông sẽ đảm bảo rằng 100.000 máy thở sẽ được cung cấp trong vòng 100 ngày. Mới đây, Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để ra lệnh cho các nhà sản xuất máy thở đẩy mạnh sản xuất.
Thế nhưng trong một cuộc họp giao ban của Ủy ban Cải cách và Giám sát Nhà nước vào tuần trước, các quan chức hàng đầu của Fema đã bác bỏ thông tin trên và xác nhận rằng 100.000 máy thở sẽ có mặt sớm nhất vào cuối tháng 6.
Thống đốc Cuomo dự đoán rằng New York sẽ hết máy thở trong vòng vài ngày. Vị này tuyên bố sẽ sử dụng thẩm quyền của mình để chiếm giữ máy thở, khẩu trang và đồ bảo hộ từ các bệnh viện tư nhân không sử dụng chúng.
Trong khi đó, các cơ quan y tế liên bang đang hạ thấp tiêu chuẩn máy thở trong việc điều trị Covid-19. Hướng dẫn mới của Cục Quản lí Thực phẩm và Dược phẩm cho phép các bệnh viện sử dụng máy thở khẩn cấp, loại thường được sử dụng trong xe cứu thương và máy gây mê, thay cho máy thở tiêu chuẩn. Cơ quan này cũng cho biết máy CPAP đầu giường được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và ngáy cũng có thể được sử dụng để giữ cho bệnh nhân nhiễm dịch có thể thở, như là phương sách cuối cùng.
CDC đã khuyên nhân viên y tế vào tháng trước nên sử dụng khẩu trang hoặc khăn quàng cổ tự chế nếu họ hết dụng cụ thích hợp. Trên khắp đất nước, các bệnh viện đã đưa ra những lời khẩn thiết và kêu gọi những tình nguyện viên biết may vá, hợp sức tự chế khẩu trang.
Trump cho rằng người Mỹ không có quyền sử dụng khẩu trang do nhà máy sản xuất. Họ có thể che mặt bằng khăn quàng cổ. "Một chiếc khăn quàng cổ được các chuyên gia rất khuyên dùng. Và tôi nghĩ, theo một cách nào đó, tùy thuộc vào loại vải, một chiếc khăn đôi khi lại tốt hơn", ông nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020