Hành trình phi thường của người mẹ trẻ chống trọi với bệnh nhiễm trùng huyết |
Mai Phương có tiến triển tốt, bệnh nghệ sĩ Lê Bình đang di căn vào xương |
Hiện nay, phẫu thuật kéo dài chân được xem là giải pháp cuối cùng cho những trường hợp muốn cải thiện chiều cao khi đã hết tuổi trưởng thành.
Phương pháp này không mới, đã được thực hiện tại Việt Nam từ những năm 80 thế kỷ trước song nếu không phải là bệnh nhân trực tiếp kéo dài chân, rất khó để có những hình dung đầy đủ về sự phức tạp, đau đớn, khó chịu khi mang khung dãn suốt 2-3 tháng (trước đây mất 10 tháng - 1 năm).
4 năm để chuẩn bị
Trong suốt 70 ngày gần như phải sinh hoạt tại chỗ, chàng trai Nguyễn Đức Dũng (28 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã có những chia sẻ chi tiết về quá trình kéo dài chân thêm 7cm của chính bản thân mình.
Dũng kể, do cả bố mẹ đều không cao nên đến hết tuổi trưởng thành, chiều cao của em vẫn chỉ vẻn vẹn 1,6m. Ban đầu Dũng không bận tâm lắm nhưng sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin và đi làm, Dũng cảm thấy rất tự ti khi đứng cùng mọi người nên hạn chế nhiều trong các mối quan hệ.
24 tuổi, Dũng bắt đầu tìm hiểu phương pháp kéo dài chân, trực tiếp liên hệ với bác sĩ tại BV TƯ quân đội 108 để được tư vấn, sau đó trình bày nguyện vọng với gia đình và được bố mẹ, chị gái rất ủng hộ.
Thời điểm Dũng vừa tháo khung, phải bó bột tại BV |
Xác định đây là cuộc đại phẫu, có thể có những rủi ro gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này chàng trai trẻ đã quyết định dành ra 4 năm để tích luỹ kinh tế và chuẩn bị tinh thần.
Cuối tháng 5 vừa qua, Dũng đến BV 108 làm thủ tục nhập viện, được 2 bác sĩ của Viện Chấn thương chỉnh hình tư vấn cặn kẽ về quy trình, biến chứng, trong đó đáng lo nhất là nhiễm trùng chân đinh, trường hợp nặng sẽ buộc phải cưa bỏ. Nhưng vì quyết tâm quá lớn nên chàng trai trẻ chấp nhận rủi ro.
Ngày 26/5 vừa qua, Dũng bắt đầu được phẫu thuật, ca mổ thành công sau hơn 3,5 giờ, sau đó được chuyển về điều trị tại phòng hậu phẫu trong suốt nửa tháng, trong đó 10 ngày đầu điều trị kháng sinh, chống nhiễm trùng.
Từ ngày thứ 11, bác sĩ sẽ bắt đầu hướng dẫn Dũng điều chỉnh khung dãn. Mỗi vòng xoay trên khung tương ứng với độ dài 2mm, trong khi tốc độ xương phát triển tối ưu chỉ được 1mm và phải chia làm 3 lần, do vậy mỗi lần chỉ xoay 1/6 vòng.
Sau 15 ngày, bác sĩ sẽ kiểm tra xương đã tách chưa, trường hợp không tách sẽ phải điều chỉnh khung dãn nhiều vòng, gây đau đớn.
Vất vả gấp 10 lần tưởng tượng
“Dù đã được tư vấn và có chuẩn bị tâm lý từ trước nhưng sau phẫu thuật, những vất vả và đau đớn em phải trải qua gấp 10 lần so với tưởng tượng”, Dũng so sánh.
Dũng chia sẻ, 15 ngày đầu tiên nằm tại viện, gần như không đau đớn chút nào. 15 ngày kế tiếp, bắt đầu có cảm giác cộm, khó chịu, xương hơi ê ẩm nhưng vẫn trong ngưỡng chịu đựng.
“Sang tháng thứ 2 thật kinh khủng. Ngoài đau nhức xương còn đau lưng, đau tại chân đinh, đau gân, người khó chịu, cảm thấy mọi thứ như đến tới hạn. Vì nằm nhiều nên mông cũng bẹt hẳn xuống khiến xương chạm vào giường rất đau. Em đã sụt liền 7kg, cân nặng khi đó chỉ còn hơn 40kg”, Dũng kể.
Khi nào khó chịu quá, Dũng sẽ uống 1 viên giảm đau, được chia riêng thành từng loại, giảm đau cho gân, cho cơ và sẽ cố để dành uống trước giờ đi ngủ.
Ngày thứ 36, Dũng đến BV tái khám, tuy nhiên kết quả không như kỳ vọng, chân trái tăng được 2,5cm, chân phải tăng thêm 3cm, trong khi mức tối ưu có thể đạt đến 3,6cm/chân.
Chân của Dũng đã dài thêm 7cm sau khi tháo khung |
“Khi đó em cảm thấy thất vọng vô cùng, rất nản và nghĩ có lẽ chỉ cao thêm được 5cm nhưng bác sĩ an ủi rằng có rất nhiều trường hợp như vậy và không nên quá lo lắng”, Dũng nhớ lại.
Theo lời chàng trai, càng những ngày cuối, khó chịu càng tăng lên, nhiều lúc mu bàn chân nóng ran nhưng Dũng vẫn cố chịu đựng, duy trì uống 1 viên giảm đau/đêm nên ít đêm ngủ ngon, cứ 1-2 tiếng lại giật mình.
“Có nhiều bệnh nhân không thể chịu đựng nổi phải uống 4-5 viên giảm đau/ngày nhưng em thấy mọi thứ vẫn trong giới hạn nên cố chịu đựng. Thực sự, mọi đau đớn trong quá trình kéo dài chân không kinh khủng bằng sự khó chịu trong người khi mọi sinh hoạt từ ăn uống đến tiểu tiện đều một chỗ, thậm chí ban đầu em cũng không biết cách đổi tư thế nằm nên vô cùng bí bách”, chàng trai Hà Nội chia sẻ.
Để cảm thấy dễ chịu hơn, nhiều ngày liền Dũng phải hạ điều hoà thật thấp rồi để chân thẳng trước điều hoà. Khi được 2 tháng, từng có lúc chàng trai trẻ xin bác sĩ dừng lại vì khó chịu quá.
Dũng cho biết, trong suốt giai đoạn về nhà điều trị, ý thức tự giác của bệnh nhân đóng vai trò quyết định đến thành công của ca phẫu thuật. Ngoài việc điều chỉnh khung giãn, hàng ngày bệnh nhân phải tập luyện chăm chỉ để gân giãn đều, nếu không sau này sẽ kiễng chân mới đi được. Bản thân Dũng, mỗi ngày phải tự lên lịch tập làm 3 lần, mỗi lần co gập bàn chân 100 cái.
Để chống nhiễm trùng, cứ vài ngày sẽ phải thay băng tại các vị trí xuyên đinh, nhỏ thuốc sát trùng.
Ngày thứ 70, kết quả kiểm tra cho thấy chân trái của Dũng đã tăng lên được 6,8cm, chân còn lại 7cm. 2 ngày kế tiếp, bác sĩ chỉ định điều chỉnh khung giãn của chân trái thêm 2 cm.
“Lúc đó cả em và bác sĩ Đoàn - Viện trưởng vô cùng hạnh phúc, gần như không thể tin nổi vì không ngờ trong hơn 1 tháng có thể tăng nhiều đến thế”, Dũng hạnh phúc nhớ lại.
Đầu tháng 8 vừa qua, Dũng được mổ lấy khung, hiện vẫn đang trong giai đoạn bó bột. Bác sĩ cho biết sau khoảng 2 tuần nữa, bệnh nhân có thể tập đi lại nhẹ nhàng sau đó tăng dần cấp độ. Xương sẽ hồi phục chắc khoẻ trở lại sau 1-2 năm.
Dũng tiết lộ chi phí kéo dài chân hết khoảng 40 triệu đồng.
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Bệnh hiếm vùng kín tưởng bị lãng quên bắt đầu trở lại
Một căn bệnh lây qua đường tình dục rất hiếm gặp và tưởng chừng bị lãng quên đã trở lại ngày càng nhiều hơn. |
Người mắc bệnh lạ đến bác sĩ cũng bó tay, được gọi là 'thần'
Một hội chứng y khoa hiếm gặp đã khiến cho cơ thể của ông Bharat Tiwari (53 tuổi, ở Jabalpur, Ấn Độ) co rút lại ... |
Phát hiện sớm ung thư phổi chỉ bằng một xét nghiệm ít người biết
Hiện nay rất cần một phương pháp phát hiện sớm ung thư phổi vì 70% bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn khiến ... |