Năng suất lao động Việt Nam đang xếp sau Campuchia

Năng suất lao động của Việt Nam hiện nay không bắt kịp các nước Đông Nam Á, mặc dù tốc độ duy trì có hiệu ứng tương đối tốt.
 

Đây là kết luận đưa ra trong chương trình Đối thoại Chính sách “Tăng năng suất lao động cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với sự hỗ trợ của Viện Konrad- Adenauer Stiftung (KAS) đã được tổ chức tại khách sạn Sheraton Hà Nội ngày 26/09/2018.

nang suat lao dong viet nam dang xep sau campuchia
Đối thoại Chính sách "Tăng năng suất lao động cho Việt Nam" (Ảnh: Trịnh Giang)

Phát biểu tại đối thoại, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, dịch chuyển năng suất lao động Việt Nam đang phản ánh đúng bối cảnh dịch chuyển kinh tế hiện nay.

Số liệu báo cáo cho thấy, năng suất lao động bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017.

Năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam gấp hai lần năng suất lao động trung bình của nhóm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhóm nước thu nhập trung bình thấp và bằng 18,3% nhóm các nước trung bình cao.

Theo TS. Nguyễn Đức Thành, để phát triển lâu dài, Việt Nam cần phải có sự tăng trưởng GDP bền vững.

Điều này phụ thuộc rất lớn vào năng suất lao động. Không có thời gian đủ dài thì năng suất không thể bứt lên được.

Năm 2015, năng suất lao động Việt Nam hầu hết ở mức gần hặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.

Cụ thể, năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất, xếp sau Campuchia ở ba nghành: Công nghệ chế biến, chế tạo; Xây dựng; Vận tải, kho bãi, truyền thông.

Năng suất lao động của Việt Nam thấp thứ hai, chỉ cao hơn Campuchia ở các nhóm nghành: Nông nghiệp; Điện, nước, khí đốt; Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa.

Ngược lại, Việt Nam có năng suất lao động cao hơn nhiều quốc gia trong ba nhóm nghành: Khai mỏ và khai khoáng, Tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng, dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân.

“Trong giai đoạn 2008-2016, năng suất lao động tăng trưởng thêm 22,5%, đây là con số không hề nhiều”, TS. Nguyễn Đức Thành khẳng định.

TS. Nguyễn Đức Thành cũng cho rằng, để có được các thành tựu kinh tế làm cơ sở tăng trưởng so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cần cải thiện năng suất lao động các ngành kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển, tăng cường thu hút lao động vào ngành có năng suất lao động cao và đang tăng trưởng mạnh.

nang suat lao dong viet nam dang xep sau campuchia Người chuyển giới khó xin việc vì 'năng suất lao động thấp hơn người khác?'

Chỉ vì ngoại hình khác với phần khai giới tính, không ít những người chuyển giới bị từ chối xin việc và phải đối mặt ...

nang suat lao dong viet nam dang xep sau campuchia Đã tới lúc bỏ lương tối thiểu?

Một số chuyên gia cho rằng, lương tối thiểu hiện không còn cần thiết, cản trở phát triển nên cần nghiên cứu bỏ quy định ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.