Ngành công nghiệp ngô của Trung Quốc thiệt hại nặng vì... giá thịt lợn tăng cao

Việc giá thịt lợn tại Trung Quốc cao đẩy nguồn cung xuống mức rất thấp khiến cho ngành công nghiệp phụ trợ như ngô tại quốc gia này bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Ngành công nghiệp trồng ngô đóng vai trò rất quan trọng với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm ngoái, "ngành này chiếm 8% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, và cũng chiếm tới 40% sản lượng ngũ cốc được sản xuất trong cả nước", Tong Yi, kĩ sư trưởng tại Tập đoàn ngũ cốc, dầu và thực phẩm quốc gia Trung Quốc (nhà chế biến thực phẩm lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Quốc) cho biết.

Sản lượng trồng ngô hàng năm đạt mức cao nhất trong tất cả các loại cây trồng. Năm ngoái, con số này chạm ngưỡng 257 triệu tấn. Cùng với lúa mì và gạo, ngô là một trong ba loại cây chính tại đất nước tỉ dân.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp trồng ngô lại đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ... dịch cúm lợn châu Phi, khi nhu cầu về thức ăn cho lợn đang ngày một giảm.

Dữ liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chỉ ra, tính đến cuối tháng 8 năm nay, tổng số lợn của đất nước này đã giảm 38,7% so với một năm trước đó. Số lợn nái cũng giảm tới 37,4%, đồng nghĩa với việc heo con sẽ được sinh sản ít hơn. Tổng số lợn sẽ tiếp tục thu hẹp trong thời gian tới.

BN-NH540_0329cc_P_20160329080451

Ngành ngô của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng lớn từ việc cung thịt lợn giảm sâu (Ảnh: WSJ).

Điều này khiến cho nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm mạnh. Trong đó, ngành ngô - một trong những ngành nghề phụ trợ cho chăn nuôi, sẽ chịu cảnh thu hẹp sản xuất do cầu thị trường quá thấp.

Feng Jilong, Tổng giám đốc của công ty Logistics ngũ cốc quốc tế Bắc Đại Liên, cho biết, tác động của dịch cúm lợn châu Phi tới thị trường ngô được chứng minh là mạnh hơn nhiều so với ước tính trước đây.

Vào đầu năm nay, một số nhà phân tích dự đoán tổng số lợn sẽ giảm khoảng 20%, tuy nhiên thực tế, chỉ trong 8 tháng, tổng lượng lợn toàn đất nước đã giảm tới 40%.

Zhang Qirong, người phụ trách mua ngô tại Twins Group - nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn tại Trung Quốc, cho hay những thống kê và nghiên cứu của họ chỉ ra rằng: Trung Quốc có thể mất 50%, thậm chí 60% lợn trong năm nay do sốt lợn châu Phi.

"Theo dữ liệu mà chúng tôi có, tình hình có thể sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với số liệu chính thức được công bố từ trước", ông Zhang nói tại Hội nghị Công nghiệp ngô Trung Quốc, diễn ra vào tuần trước tại thành phố Đại Liên, phía bắc Trung Quốc.

154052462

Ngành ngô sụt giảm - hệ quả kéo theo khi chăn nuôi lợn của Trung Quốc bị đình đốn - sẽ là một bài toán cần giải quyết nhanh với chính quyền Bắc Kinh (Ảnh: NatGeo).

Lan Renxing, phó giám đốc quản lí chuỗi cung ứng thức ăn chăn nuôi tại New Hope Liuhe (một nhà sản Puất thức ăn lớn khác), cho biết dịch cúm lợn có thể cắt giảm 25% nhu cầu thức ăn cho lợn trong năm nay. Chuyện này sẽ khiến cho ít nhất 23 triệu tấn ngô không thể tiêu thụ, tương đương gần 10% sản phẩm quốc nội.

Quốc gia đông dân nhất thế giới đã có những biện pháp bảo vệ thị trường nội địa của mình, khi đặt ra hạn ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 7,2 triệu tấn (vào năm 2019) có thuế nhập khẩu 1%. Hàng nhập khẩu ngoài hạn ngạch, mức thuế suất phải chịu là khoảng 65%.

Trước đây, thị trường ngô nhận được sự hỗ trợ lớn tại Trung Quốc, vì chi phí sản xuất mỗi tấn cao hơn gấp đôi so với các nước sản xuất lớn khác. Tại Hoa Kỳ, giá ngô tiêu chuẩn là khoảng 155 USD/tấn, thấp hơn khoảng 50% tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Gu Zhong, Tổng giám đốc công ty kinh doanh nông sản  tại Đại Liên, đánh giá: "Nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung diễn ra tốt đẹp, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nhập khẩu nông sản nói chung, qua đó, giá nông sản ở Trung Quốc sẽ giảm dần để ngang bằng với thị trường quốc tế".

Vào tháng 3, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã đặt mua từ Mỹ lượng ngô lớn nhất trong gần 6 năm trở lại đây, mặc dù cung trong nước vẫn vượt quá cầu, (số liệu được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp).

Thực tế, hồi đầu năm, chính phủ trung ương Trung Quốc đã ban hành chính sách "sản xuất mì và lúa gạo mới là hai ngành cần được bảo vệ", trong khi đó, ngành ngô "chỉ cần ổn định".

Mặt khác, chiến dịch quốc gia nhằm tăng sản lượng đậu tương nội địa, được phát đi trong bối cảnh chiến tranh thương mại, cũng gây ra nhiều vấn đề cho ngành ngô Trung Quốc. "Những người trồng ngô tại Hắc Long Giang đã chuyển sang trồng đậu nành trong năm nay", ông Feng Jilong, Tổng giám đốc của công ty Logistics ngũ cốc quốc tế Bắc Đại Liên, tiết lộ.

Tờ South China Morning Post cho hay chính phủ Trung Quốc ca phải thực hiện các bước để đảm bảo cho quốc gia này có thể tự cung tự cấp một phần theo chính sách an ninh lương thực bao trùm.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.