Ngày 30 và mùng 1 Tết 2023 nên làm gì để cả năm hanh thông, như ý?

Theo quan niệm của người Việt Nam, những điều xảy ra vào thời khắc chuyển giao sang năm mới có thể ảnh hưởng đến vận hạn của cả năm. Việc biết được ngày 30 và mùng 1 Tết 2023 nên làm gì sẽ giúp bạn có thể tránh được nhiều điềm xui và rước thêm nhiều may mắn cho mình.

Ngày 30 Tết nên làm gì để đón năm mới may mắn?

Ngày 30 Tết chính là thời điểm để mọi người cùng hoàn tất những việc trong năm cũ và chuẩn bị chào đón một năm mới. Theo đó, mỗi gia đình, vùng miền sẽ có những phong tục và hoạt động khác nhau vào khoảng thời gian cuối cùng của năm.

Nhìn chung, các hoạt động trong ngày 30 Tết sẽ xoay quanh việc dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị các nghi lễ cúng bái tổ tiên và thần linh nhằm thể hiện sự cảm tạ và cầu mong những điều tốt đẹp.

Để biết được ngày Tết nên làm gì và có thể đón chào một năm mới may mắn, hãy cùng tham khảo những hoạt động truyền thống sau đây:

Cúng rước ông bà

Đối với các gia đình Việt, việc chuẩn bị lễ cúng rước ông bà là một trong những hoạt động truyền thống vô cùng quan trọng trong ngày 30 Tết với ý nghĩa đánh dấu chuyển giao giữa một năm cũ và một năm mới.

Bên cạnh đó, lễ cúng 30 Tết cũng được xem như một lời cảm ơn đấng sinh thành đã nuôi dưỡng và cầu bình an đến với gia đình.

Theo phong tục từ xưa đến nay, ngày 25 tháng Chạp sẽ là ngày tảo mộ và chuẩn bị mâm cơm cúng đưa ông bà và ngày 30 là ngày làm lễ cúng rước ông bà về gia đình ăn Tết.

Trước khi thực hiện nghi lễ cúng, nhà cửa phải được dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất và chỉn chu nhất để rước ông bà về với gia đình, cùng đón năm mới. Mâm cơm cúng cũng không được xuề xoà như thường ngày mà cần phải được chuẩn bị đầy đủ, trang trọng.

Thời điểm thích hợp nhất để tổ chức lễ cúng ông bà tổ tiên và sum vầy bên mâm cơm là khoảng trưa chiều hoặc tối ngày 30 Tết.

Đây cũng là dịp để các thành viên đoàn viên, quây quần bên nhau, chia sẻ những gì đã trải qua sau một năm. Cũng chính vì vậy mà lễ cúng Tất niên luôn được duy trì qua nhiều thế hệ.

Ảnh: Tuổi trẻ Online

Mở cửa ra vào và cửa sổ

Ông bà ta vẫn thường quan niệm rằng việc mở cửa ra vào và cửa sổ vào ngày 30 Tết sẽ giúp gia chủ có thể rước tài lộc và may mắn vào nhà. Theo phong thủy, khi sinh khí được luân chuyển khắp nhà còn có thể xua đuổi những điều tiêu cực và đem đến sự hanh thông, đắc tài như ý.

Xét về khía cạnh khoa học, việc mở rộng cửa ra vào, cửa sổ có vai trò lưu thông không khí trong nhà, đồng thời đón ánh sáng tự nhiên và những ngọn gió xuân se se lạnh. Từ đó mang lại một không gian sống trong lành, mát mẻ, thoáng đãng giúp tinh thần của mọi người trở nên thoải mái, thư giãn hơn trong thời khắc chuyển giao sang năm mới.

Ảnh: Nguyễn Kim

Mặc quần áo màu đỏ

Về cơ bản, màu đỏ luôn được xem là biểu tượng của sự may mắn và những điều tốt lành, tươi vui trong nền văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra, theo quan niệm của người phương Đông, màu đỏ còn có ý nghĩa mang đến tài lộc, may mắn. Cũng chính vì vậy mà mọi người thường mặc những bộ trang phục màu đỏ rực rỡ vào ngày 30 Tết với hy vọng thu hút tài lộc, mọi chuyện được suôn sẻ.

Tại Việt Nam, màu đỏ là một trong những màu sắc chủ đạo trong dịp Tết Tết cổ truyền, gam màu này luôn hiện diện trong mỗi gia đình giúp mọi người cảm nhận được sự bình an, thịnh vượng.

Bên cạnh đó, việc trưng diện những bộ trang phục đỏ rực rỡ cũng được xem là một cách để mọi người trở nên nổi bật và ấn tượng hơn, từ đó đem đến niềm vui cho bản thân và gia đình.

Ảnh: VnExpress

Quét dọn nhà cửa

Theo quan niệm dân gian, việc dùng chổi quét nhà vào ngày Mùng 1 Tết đòng nghĩa với việc quét đi những tài lộc, vận đỏ của năm mới ra khỏi nhà. Điều này sẽ khiến cho tình hình tài chính cả năm của gia đình không được ổn định, chuyện làm ăn của các thành viên sẽ kém thuận lợi và phải đối mặt với vận trình hao tiền tốn của.

Chính vì vậy, để tránh phải quét dọn nhà cửa trong ba ngày Tết, người dân Việt Nam luôn cố gắng sắp xếp thời gian để dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sao cho thật sạch sẽ trong ngày 30 Tết.

Ngoài ra, vào ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc mọi người thu xếp những bộn bề, bụi bặm của năm cũ, sắp xếp và tạo mới một không gian sống ngăn nắp và sạch đẹp cho năm mới. Đây được xem như một bước đệm để chào đón sự an khang, thịnh vượng.

Theo đó, việc đầu tiên mà bạn cần làm là tẩy rửa hết năng lượng cũ, bao gồm việc lau chùi các không gian, vệ sinh các đồ vật trong nhà và loại bỏ những vật dụng cũ hoặc những món đồ không còn cần thiết.

Ảnh: Gia đình

Cúng giao thừa

Theo nội dung của sách Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên, lễ giao thừa (lễ trừ tịch) là một trong những nghi thức lễ quan trọng nhất vào dịp Tết Nguyên Đán.

Việc chuẩn bị lễ cúng vào giây phút chuyển giao giữa giờ khắc cuối cùng của năm cũ và giờ khởi đầu của năm mới mang ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”, nghĩa là tiễn đưa vị thần năm cũ và nghênh đón vị thần năm mới. Đồng thời, nguyện xin các vị thần linh phù hộ cho gia đình một năm mới thái bình, hạnh phúc.

Ngoài việc gửi lời cầu mong đến các vị thần tiên, đây còn là dịp để rước ông bà tổ tiên của chúng ta về chơi Tết, cùng nhau sum họp, vui vầy với con cháu trong thời khắc đón chào năm mới.

Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa nên được tiến hành vào khoảng từ 23h10 đêm 30 Tết đến 0h40 phút của ngày mùng 1. Quãng thời gian này bao gồm một giờ của năm trước và một giờ của năm sau.

Các chuyên gia phong thủy cũng cho biết, đêm giao thừa là thời khắc thiêng liêng khi Đất Trời giao hòa, m Dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới. Do đó, mọi gia đình đều cố gắng sắp xếp chuẩn bị cẩn thận và long trọng từ trước để có mâm cúng đầy đủ và chỉn chu đúng thời gian tốt nhất.

Ảnh: Ancarat

Nên làm gì trong ngày mùng 1 Tết để “hút” tài lộc, vận may?

Vào ngày đầu năm mới, mọi người đều sẽ hướng về những điều tốt đẹp và thể hiện mong muốn có được một năm mới bình an, hạnh phúc thông qua các hoạt động văn hóa truyền thống mang ý nghĩa may mắn.

Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết nên làm gì trong ngày mùng 1 Tết, bạn có thể tham khảo các hoạt động rước tài lộc và may mắn cho bản thân và gia đình sau đây:

Thắp hương ông bà tổ tiên

Từ bao đời nay, việc thờ cúng ông bà tổ tiên vẫn luôn là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện nét văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Chính vì vậy, việc đầu tiên mà mỗi gia đình cần làm trong ngày đầu năm mới chính là thắp hương cho ông bà tổ tiên, dâng lên những mâm cỗ trọn đầy ấm áp để xin cho gia đình một năm mới nhiều may mắn, bình an.

Ngoài ra, theo quan niệm phong thủy, số lẻ sẽ là những con số đẹp, còn những số chẵn sẽ không mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, do đó khi thắp hương cho ông bà vào ngày mùng 1 Tết, bạn nên lưu ý thắp hương theo số lẻ như một nén hoặc ba nén.

Ảnh: Thethaovanhoa.vn

Mặc trang phục hợp tuổi

Bên cạnh việc trưng diện những bộ quần áo với thiết kế đẹp mắt, người dân Việt Nam còn quan tâm đến việc “Tết nên mặc đồ màu gì để hợp mệnh và tuổi?”.

Theo đó, để biết được mùng 1 Tết mặc gì cho hợp tuổi và mang lại nhiều may mắn cho cả năm, bạn sẽ phải xem xét đến các yếu tố mệnh phong thủy là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và độ tuổi 12 con giáp.

Nhìn chung, trong ngày đầu năm mới, mọi người thường chọn những trang phục có màu sắc như đỏ, vàng, xanh,... Màu đỏ đại diện cho may mắn, thịnh vượng và công danh. Màu vàng đại diện cho tài lộc, giàu sang, phú quý. Màu xanh đại diện cho sự phát triển, không ngừng vươn lên.

Ảnh: Media Mart

Xông đất

Xông đất hay còn được gọi là đạp đất là một tục lệ đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Theo đó, tính từ thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới đều được coi là đã xông đất cho gia chủ.

Như đã đề cập ở trên, mùng 1 Tết chính là ngày khai xuân và mở ra một năm mới tốt đẹp. Nếu mọi việc được diễn ra một cách suôn sẻ, may mắn trong ngày đầu năm, thì cả năm cũng sẽ thuận lợi, hanh thông.

Chính vì vậy, những vị khách quý tới thăm nhà đầu tiên trong năm mới có vai trò khá là quan trọng đối với vận trình may mắn của gia chủ.

Thông thường, vào thời điểm cuối năm mọi người sẽ cố ý tìm những người họ hàng, láng giềng có tính cách vui vẻ, hoạt bát, tốt bụng, thành công hoặc là những người hợp tuổi để nhờ đến xông đất đầu năm.

Người đến xông đất thường sẽ đến thăm, chúc Tết và chúc cho gia chủ mọi việc trong năm thông suốt, trôi chảy.

Ảnh: Bách hóa XANH

Đi lễ chùa

Có thể nói, đi lễ chùa trong ngày đầu năm mới là một hoạt động đặc trưng trong truyền thống đón Tết và là một trong những nét đẹp của văn hoá tâm linh của người Việt.

Việc đi lễ chùa vào ngày mùng 1 Tết mang ý nghĩa cầu cho một năm mới êm ấm thuận hòa, cũng như cầu xin đức Phật phù hộ cho gia đình, bạn bè, cho những người thân yêu luôn được đầy đủ, ấm no, gặp được nhiều may mắn,...

Ngoài ra, đi lễ chùa đầu năm cũng là một dịp tốt để bạn và những người thân yêu có thể du xuân vãn cảnh chùa và thư giãn sau một năm làm việc đầy vất vả.

Ảnh: Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam

Lì xì đầu năm

Một trong những tục lệ truyền thống không thể thiếu trong ngày mùng 1 Tết chính là mừng tuổi ông bà, cha mẹ và lì xì phát lộc.

Cụ thể, trong ngày đầu năm mới, mọi người sẽ sum vầy bên gia đình và gửi đến nhau những lời chúc Tết tốt đẹp, sau đó người lớn sẽ tặng cho trẻ em những bao lì xì đỏ thắm tượng trưng cho những điều may mắn, cũng như sức khỏe và tài lộc.

Bên cạnh đó, mọi người cũng thường trao tặng những phong bao lì xì cho bạn bè, đồng nghiệp và những người thân yêu như một lời chúc mừng năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Ảnh: Đồng hồ Hải Triều

Ngày nay, ngoài cách lì xì truyền thống qua hồng bao, mọi người còn sáng tạo thêm nhiều cách lì xì độc đáo khác như lì xì kết hợp với gieo quẻ, lì xì bằng túi gấm Omamori, rút thăm lì xì, lì xì qua ví điện tử,... giúp cho hoạt động này trở nên vui nhộn và thú vị hơn.

Ảnh: Bao lì xì Tết 2023

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.