Ngày 8/3, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP được áp dụng tại Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT về việc quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác và Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục kèm theo. Trong đó, Chương I là các quy định chung; Chương II là quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa; Chương III bao gồm quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa; Chương IV là các quy định riêng đối với hàng dệt may và Chương V quy định về các điều khoản thi hành. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 8/3/2019.

Ngày 8/3, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP được áp dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

Để được tận hưởng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP, các doanh nghiệp Việt phải đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. (Ảnh minh họa).

Theo Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó:

- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên;

- Được sản xuất toàn bộ chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên;

- Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu không có xuất xứ tại lãnh thổ của một hay nhiều nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng tất cả các quy định tương ứng tại Phụ lục I của Thông tư này.

Như vậy, so với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới sau: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo; Công thức tính RVC: ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô).

Ngoài công thức tính hàm lượng giá trị khu vực RVC gián tiếp và trực tiếp còn có thêm công thức tính RVC theo giá trị tập trung và theo chi phí tịnh áp dụng đối với ô tô và phụ tùng ô tô. Do đặc thù cấu trúc danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng PSR trong CPTPP, Thông tư số 03 nêu rõ 3 danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, đối với xe và các bộ phận, phụ kiện, đối với các mặt hàng còn lại.

Mẫu C/O mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP cũng được ban hành kèm theo Thông tư.

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 và các quy định khác có liên quan.

Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22/1/2019 của Bộ Công Thương chính thức có hiệu lực kể từ ngày 8/3/2019.

Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu.

CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1 vừa qua, bao gồm 11 nước thành viên sáng lập gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam, ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile.

Hiệp định tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.


chọn
Savills: Giá thuê văn phòng tại Hà Nội từ nay đến 2026 sẽ tương đối ổn định
Giám đốc Savills Hà Nội nhận định trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhóm ngành trong ba năm tới, giá thuê văn phòng tại Hà Nội sẽ tương đối ổn định.