Ngày Black Friday là ngày gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của Black Friday

Hàng năm, cứ đến ngày Black Friday là thị trường mua sắm lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết với hàng loạt ưu đãi tại các cửa hàng. Để biết được ngày Black Friday là ngày gì, cũng như hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa của ngày hội mua sắm này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Ngày Black Friday là ngày gì, diễn ra khi nào?

Black Friday không chỉ là một ngày hội mua sắm bình thường, mà còn mang theo câu chuyện lịch sử và ý nghĩa sâu sắc đằng sau tên gọi “Black Friday”. Đầu tiên, hãy cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Ngày Black Friday là ngày gì, diễn ra khi nào?”.

Ngày hội mua sắm Black Friday hay còn được gọi là ngày “Thứ Sáu đen tối”, thường diễn ra vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 hàng năm, ngay sau ngày lễ Tạ Ơn.

Theo đó, ngày Black Friday năm 2023 sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 24/11 Dương lịch. Đây là một trong những ngày hội mua sắm sôi động nhất trong năm và được xem là thời điểm “vàng” cho các tín đồ mua sắm khi các cửa hàng tung ra hàng loạt các chương trình ưu đãi hấp dẫn và giảm giá lớn.

Xem thêm: Cập nhật những mặt hàng giảm giá ngày Black Friday hấp dẫn nhất 2023

Ảnh: VOZ

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Black Friday

“Ngày Black Friday bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa như thế nào?” cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm, thắc mắc. Cùng khám phá chi tiết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Black Friday để hiểu rõ hơn về ngày hội đặc biệt này.

Nguồn gốc của ngày Black Friday

Trên thực tế, nguồn gốc ngày Black Friday ban đầu vốn không liên quan đến việc mua sắm và được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong lịch sử của các nước phương Tây.

Theo nhật báo USA Today, thuật ngữ “Black Friday” bắt đầu xuất hiện vào năm 1939 sau khi ông Franklin D. Roosevelt, Tổng thống thứ 32 của Mỹ đề xuất thay đổi ngày tổ chức lễ Tạ Ơn từ ngày thứ Năm cuối cùng trong tháng 11 thành thứ Năm của tuần thứ 4 trong tháng 11. Mục đích của việc này là để kéo dài thời gian mua sắm cho dịp Giáng Sinh, kích cầu cho nền kinh tế đang khủng hoảng.

Bên cạnh đó, theo nguồn tin từ trang The History, thuật ngữ “Black Friday” gắn với một giai đoạn lịch sử khó khăn của nước Mỹ, được dùng để mô tả cuộc khủng hoảng tài chính năm 1869 do các nhà đầu tư Jay Gould và Jim Fisk đẩy giá vàng lên cao và cuối cùng khiến thị trường sụp đổ.

Lần đầu tiên, ngày Black Friday được đề cập với mục đích liên quan đến việc mua sắm là vào năm 1950. Cụ thể, cảnh sát tại bang Philadelphia đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả tình hình hỗn loạn vào ngày thứ Sáu sau lễ Tạ Ơn do lượng người mua sắm liên tục tăng cao dẫn đến tình trạng tắc đường, thậm chí còn xảy ra tình trạng trộm cướp, móc túi.

Bắt đầu từ đó, thuật ngữ “Black Friday” được sử dụng phổ biến hơn với mục đích mô tả hoạt động mua sắm vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 và có ngày càng tăng trưởng theo từng năm.

Ảnh: Arabian Business

Ý nghĩa của ngày Black Friday

Về cơ bản, ngày Black Friday được tổ chức với mục đích kích cầu mua sắm, chuẩn bị cho kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới, đồng thời có ý nghĩa đặc biệt đối với cả người mua lẫn người bán hàng.

Trên thị trường, các cửa hàng và thương hiệu lớn thường mở cửa sớm và tung ra hàng loạt ưu đãi khủng trong dịp Black Friday. Đây là cơ hội để người tiêu dùng sở hữu những món đồ yêu thích với mức giá cực kỳ hấp dẫn, giúp tiết kiệm chi phí mua sắm và tận hưởng sản phẩm chất lượng cao với mức giá rẻ.

Đối với các doanh nghiệp và các cửa hàng bán lẻ, Black Friday là cơ hội để tăng doanh số bán hàng, thu hút đông đảo khách hàng.

Việc đưa ra các chương trình giảm giá "sốc" đối với các sản phẩm sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu mua sắm, góp phần tạo ra sự tăng trưởng trong kinh doanh và tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Qua đó, ngày Black Friday không chỉ mang lại lợi ích tài chính mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ thân thiện và gần gũi hơn với khách hàng.

Ngoài việc làm phong phú thị trường mua sắm, Black Friday cũng đóng góp vào việc hỗ trợ nền kinh tế, đặc biệt là trong các giai đoạn khó khăn. Sự phổ biến và uy tín của ngày Black Friday đã góp phần tạo nên một sự kiện đặc biệt, trở thành một phần của văn hóa tiêu dùng và kinh doanh toàn cầu.

Ảnh: Vietcetera

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.