Ngày hè của những đứa trẻ vùng cao


Sáu tuổi đã theo mẹ lên rẫy. Bảy tuổi  tự đi bẻ măng rừng về bán, tự nấu cơm, chăm mấy em nhỏ...là những gì mà chúng tôi chứng kiến được khi về với các bản làng vùng cao.
ngay he cua nhung dua tre vung cao
Chiều tà, các em trở về sau một ngày cùng cha mẹ lên rẫy.

HOA NỮ

Ghé về các bản làng tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông vào những ngày gần cuối hè, những đứa trẻ đen nhẻm, chân đất đầu trần, thậm chí cả người trần trụi chạy lon ton khắp cùng làng cuối bản. Đấy là những em bé mới 3, 4 hoặc 5 tuổi, còn lớn hơn một chút là các em đã lên rừng, lên rẫy để lao động như người lớn.

ngay he cua nhung dua tre vung cao
8 tuổi nhưng Giàng A Thâm đã cùng anh lên rừng bẻ măng về bán.

HOA NỮ

Anh Nguyễn Xuân Trường, Hiệu phó Trường Tiểu học Vừ A Dính (Đắk Som, Đắk Glong) cho biết các em học sinh ở đây đa phần đều lao động từ nhỏ. Vì lúc còn chưa biết đi đã được mẹ địu lên rẫy nên quen với nương rẫy từ nhỏ. Đến khi lớn hơn một chút là đã có thể tự lao động kiếm ra tiền.

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Gia đình của anh Cư A Sấu (cụm 9, xã Đắk R'Măng) có 5 người con nhưng 3 đứa cùng cha mẹ lên rẫy, còn một bé gái ở nhà trông em và lo cơm nước

HOA NỮ

Chúng tôi gặp Giàng Thị Chá (12 tuổi, cụm 10, Đắk R'Măng) sau một buổi đi bẻ măng về. Chá cho biết em đã biết bẻ măng từ lúc 6 tuổi, mỗi ngày nếu làm giỏi thì có thể được 10 ký, tương đương 40.000 đồng (4.000 đồng/kg). Nếu đến mùa được giá, thì một ký măng có thể được từ 9.000 - 10.000 đồng.

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Giàng Thị Thào (7 tuổi), em gái Chá, nấu cơm cho bữa ăn tối.

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Giàng Seo Chùa (9 tuổi) tại cụm 9 ngồi nghỉ mệt để tiếp tục địu măng về nhà.

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Những bé gái tầm 6, 7 tuổi ở nhà giữ em. Còn lớn hơn một chút thì theo mẹ, theo chị lên rẫy

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Lội suối bắt ốc

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
9 tuổi nhưng thân hình còn nhỏ xíu, cô bé Sùng Thị Dớ (cụm 8) vừa mới địu măng từ rừng về

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Nhà chỉ có 2 chị em nên Sùng Thị Song (cụm 8) phải ở nhà giữ em cho mẹ lên rẫy

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Các em nhỏ người Mạ, hồn nhiên trong buổi nhận quà từ các chiến sĩ tình nguyện hè tại xã Đắk Som

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Thích thú khi được cho quà

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao
Sau nhiều ngày vận động, K'Thiên (10 tuổi, xã Đắk Som) đã chịu đến lớp học tin học miễn phí

HOA NỮ

ngay he cua nhung dua tre vung cao Chuyện cổ tích các thầy cô vào tận làng để ‘cướp học trò’

Bị người thân học trò xua đuổi, mắng là 'đồ mặt dày', thầy cô giáo huyện miền núi Sơn Hà, Quảng Ngãi vẫn kiên trì ...

ngay he cua nhung dua tre vung cao Chênh chao bè nứa qua sông tìm con chữ

Nhiều năm qua, các em học sinh xã Sơn Bao (huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) phải qua sông trên chiếc bè nứa mong manh để ...

ngay he cua nhung dua tre vung cao Xót xa bữa ăn toàn rau chấm muối trên hành trình tìm 'con chữ' của học sinh Tây Nguyên

Nói là bữa cơm nhưng thức ăn của các em học sinh nơi đây chỉ toàn cơm trắng với rau, có khi vài tháng mới ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.