Trên thực tế, việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài còn phụ thuộc vào phong tục của từng vùng miền và văn hóa của mỗi gia đình. Ngoài ra, tùy vào điều kiện và sở thích mà bạn có thể lựa chọn mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay cho ngày vía Thần Tài.
Nếu như bạn vẫn chưa biết ngày vía Thần Tài 2023 cúng gì cho đúng, bạn có thể tham khảo chi tiết các lễ vật trong mâm cúng mặn và mâm cúng chay sau đây:
Hầu hết các gia đình và người dân Việt Nam sẽ lựa chọn mâm cúng mặn để cúng ngày vía Thần Tài nhằm thể hiện lòng thành tâm, cũng như giúp cho mâm cúng đa dạng món ăn và đủ đầy hơn.
Dưới đây là những lễ vật thường có trên mâm cúng ngày vía Thần Tài:
- Bộ tam sên gồm 3 món: thịt heo (có thể dùng thịt luộc hoặc thịt heo quay), trứng luộc (trứng gà hoặc trứng vịt) và tôm hoặc cua luộc.
- Cá lóc nướng thường dùng cá lóc nướng trui để nguyên con
- Mâm ngũ quả: Có thể chọn các quả như cam, xoài, thanh long, táo, dưa hấu,...
- 1 lọ hoa tươi có màu sắc rực rỡ (hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền,...)
- 1 bộ giấy tiền vàng mã
- Thuốc lá (gồm cả bao thuốc và có 2 điếu thuốc gắn lên tay của tượng Thần Tài, Thổ Địa)
- 1 dĩa gạo và 1 dĩa muối hột
- Khay vàng giấy
- 2 bát hương
- 2 cây đèn cầy nhỏ
1 khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu
Ngoài ra, ông bà ta còn quan niệm rằng Thần Tài rất thích món cua biển, heo quay, bánh bao thịt, chuối chín vàng. Vì vậy nhiều gia đình thường dâng những món này trong mâm lễ cúng Thần Tài.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần lưu ý khi cúng Thần Tài nên thay mới khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu mới.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, điều quan trọng nhất trong các nghi thức cúng bái chính không phải là của cải, vật chất mà là lòng thành tâm. Do đó, gia chủ vẫn có thể chuẩn bị mâm cúng chay để thay thế cho mâm cúng mặn tùy vào điều kiện kinh tế và sở thích của mình.
Thông thường, mâm cúng chay cho ngày vía Thần Tài sẽ bao gồm những lễ vật sau đây:
- Mâm ngũ quả, thường sử dụng các loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... và có thể thay đổi tùy vào văn hoá của từng vùng miền.
- 1 lọ hoa gồm 5 - 7 bông hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa vạn thọ,...
- Nén nhang hương
- Đèn cầy
- Chum nước
- 2 điếu thuốc
- Muối hột, gạo
- 2 miếng vàng bạc đại
- Các loại bánh chay: bánh tét, bánh ít, bánh ngọt,…
Sau khi đã biết được ngày vía Thần Tài cúng gì cho đúng, bạn cũng cần phải tham khảo cách bày trí lễ vật trên mâm cúng để việc chuẩn bị thêm phần trang nghiêm và chỉn chu, cụ thể như sau:
- Bàn thờ Thần Tài đặt ở vị trí sạch sẽ, gọn gàng hướng ra cửa chính. Nên đặt bàn thờ ở gần cửa nhưng tránh lối đi lại để tránh tình trạng lộn xộn. Chú ý không đặt bàn thờ Thần Tài nhìn ra hướng Ngũ Quỷ.
- Trước khi dâng lễ cúng, gia chủ cần vệ sinh và sắp xếp lại mặt trước bàn thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ, có thể lau tượng Thần Tài bằng nước thơm, nước có ngâm hoa tươi hoặc rượu trắng để tẩy bụi.
- Đặt 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 3 chén nước đầy ở giữa ông Thần Tài và ông Thổ Địa.
- Lọ hoa đặt ở bên tay phải, đĩa trái cây ở bên tay trái, trầu, cau đặt phía trước lọ hoa.
- Bát nhang khi lau dọn, bày trí cần cẩn thận không được xê dịch tránh khiến cho gia chủ gặp nhiều trục trặc. Gia chủ có thể cố định vị trí bằng cách dán chặt bát nhang xuống bàn thờ hoặc dùng tay đỡ bát nhang khi lau dọn.
- Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Có thể xếp 5 chén nước xếp hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn thờ.
- Đối với bình hoa, không nên dùng hoa giả, thay vào đó nên sử dụng hoa tươi có nụ và hương thơm nhẹ.
- Nếu bàn thờ có cóc thiềm thừ tượng trưng cho tài lộc, gia chủ nên bày trí tượng ở phía bên trái, trước Thần Tài.
- Nên đặt một cái tô sứ đẹp, nông lòng, đổ đầy nước và ngắt cánh hoa trải trên mặt nước tượng trưng cho tài lộc dồi dào.