Nghệ sĩ cải lương Thanh Sang và những vai diễn gắn liền tên tuổi

Ngoài vai diễn trong Tiếng trống Mê Linh với NSƯT Thanh Nga, ông còn được biết đến với những vai trong Bên cầu dệt lụa, Ngưu Lang – Chức Nữ cùng NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thuỷ...
nghe si cai luong thanh sang va nhung vai dien gan lien ten tuoi Hoài Linh, Cát Phượng đau xót khi nghe tin NSƯT Thanh Sang qua đời
nghe si cai luong thanh sang va nhung vai dien gan lien ten tuoi Nghệ sĩ cải lương Thanh Sang qua đời ở tuổi 74

Bên cầu dệt lụa là tuồng cải lương nổi tiếng được công diễn lần đầu vào năm 1976 do soạn giả Thế Châu sáng tác kịch bản dựa trên tích Trần Minh khố chuối trong truyện cổ dân gian Việt Nam. Nội dung tác phẩm đề cao lòng thuỷ chung, nhân nghĩa, sự hiếu thảo và tình bằng hữu. Với sự đơn sơ, mộc mạc và giản dị cùng những trích đoạn thấm đẫm lòng người, Bên cầu dệt lụa dường như sống mãi với thời gian. Trong lần công diễn đầu tiên, NSƯT Thanh Sang và NSƯT Thanh Nga được phân vai chính vào hai nhân vật Trần Minh, Quỳnh Nga.

nghe si cai luong thanh sang va nhung vai dien gan lien ten tuoi
Hai nghệ sĩ cải lương Thanh Sang - Thanh Nga trong vở Bên cầu dệt lụa.

Tiếng trống Mê Linh cũng được xem là một trong những vở cải lương kinh điển của Việt Nam, công diễn lần đầu năm 1977 và góp phần đưa tên tuổi của NSƯT Thanh Sang cùng bạn diễn NSƯT Thanh Nga lên một tầm cao mới.

Vở cải lương nói về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, dựa theo nguyên tác là kịch bản ca kịch 5 màn mang tên Trưng Vương của soạn giả Việt Dung, xuất bản năm 1972. Tiếng trống Mê Linh do soạn giả Vĩnh Điền đặt tên mới khi ông được giao nhiệm vụ chuyển thể vở ca kịch sang cải lương vào thời điểm đoàn kịch Thanh Minh được tái lập năm 1975.

nghe si cai luong thanh sang va nhung vai dien gan lien ten tuoi
Thanh Sang - Thanh Nga trong vở Tiếng trống Mê Linh, định hình tên tuổi của hai nghệ sĩ trong lòng công chúng.

Vở cải lương này được đạo diễn Ngô Y Linh dàn dựng biểu diễn trên sân khấu vào đưa ra công diễn vào mùa xuân năm 1977. Vào năm 1978, cùng với Bên cầu dệt lụa, tác phẩm kinh điển này cũng nằm trong số những vở cải lương đầu tiên được phát sóng trên truyền hình sau 1975.

Bên cạnh hai vở kinh điển của cải lương Việt Nam nói trên, ông còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng công chúng ở nhiều vở diễn từ diễn sân khấu, thu băng dĩa đến thu tivi, video trước và sau 1975 như: Ngưu Lang Chức Nữ, Tô Điền Sơn trong Tiếng hạc trong trăng, Lê Long Hồ trong Tuyệt tình ca, Thi Sách trong Tiếng trống Mê Linh, Lục Vân Tiên trong Kiều Nguyệt Nga, Đảnh trong Tần Nương thất, Kim Trọng trong Kim Vân Kiều, thầy Khanh trong Mưa rừng, Lĩnh Nam trong Sân khấu về khuya, Tùng trong Nửa đời hương phấn….

Nghệ sĩ Thanh Sang tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh năm 1942, tại Phước Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cha mất sớm, từ 8 tuổi Thanh Sang đã đi biển phụ mẹ kiếm sống và kiếm tiền đi học. Năm 15 tuổi ông mê cải lương và học lóm ca theo các nghệ sĩ nổi tiếng. Đến năm 1960 ông được nhận vào Đoàn cải lương Ngọc Kiều khi đoàn này đến biểu diễn ở quê và được ông bầu Hoàng Kinh đặt nghệ danh Thanh Sang.

Vào lúc 0 giờ 25 sáng nay (21-4), nghệ sĩ cải lương Thanh Sang đã qua đời tại nhà riêng sau thời gian hôn mê hơn nửa tháng tại bệnh viện. Tang lễ của NSƯT Thanh Sang được tổ chức tại nhà riêng, đường số 17 phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM. NSƯT Thanh Sang sẽ được ann tang tại tại nghĩa trang Chánh Phú Hòa, Bình Dương.

Ảnh: Tổng hợp Internet.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.