Nghịch lý: Rừng vẫn 'rỉ máu' sau tuyên bố đóng cửa

Mặc dù Thủ tướng chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng được gần 3 năm nay, tuy nhiên nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên vẫn “rỉ máu” từng ngày từng giờ.
 

Rừng vẫn bị “chảy máu” sau lệnh đóng cửa rừng

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua
Khu vực rừng thuộc đồi Chư Jú (xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) bị lâm tặc “xẻ thịt”.

Sau khi lệnh đóng cửa rừng được ban hành và có hiệu lực một thời gian dài thì tình trạng phá rừng trên địa bàn Tây Nguyên vẫn nóng, nhiều diện tích rừng bị tàn phá một cách không thương tiếc.

Điển hình, vào cuối tháng 1/2018, trong quá trình tuần tra, kiểm soát tại tuyến vành đai biên giới thuộc Tiểu khu 408 (khu vực này do Đồn biên phòng 741 - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk quản lý), Trạm Kiểm lâm số 8 của Vườn Quốc gia Yok Đôn đã phát hiện một vụ phá rừng với quy mô lớn. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có tổng cộng 23 cây gỗ bị đốn hạ, trong đó có 19 cây gỗ đỏ (gỗ Cà te), 2 cây gỗ Cẩm lai và 2 cây gỗ Sao với tổng khối lượng 44,932m3. Tại hiện trường các cây gỗ đã được cắt xẻ, dấu mùn cưa vẫn còn mới. Một số gỗ đã được "lâm tặc" vận chuyển đi.

Sau đó khoảng 1 tháng, vào cuối tháng 2/2018, Công an huyện M’Đrắk (tỉnh Đắk Lắk) đã bắt giữ một vụ vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn xã Krông Á (huyện M’Đrắk) thu giữ khoảng 5 xe công nông độ chế, 72 hộp và một bãi gỗ với 42 hộp gỗ. Tổng khối lượng 114 hộp gỗ, hơn 30 m3, toàn bộ số gỗ là gỗ Bứa, thuộc nhóm 6.

Liên quan đến vấn đề rừng bị tàn phá, vào giữa tháng 3/2018, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Đắk R’tíh (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) đã bị bắt tạm giam để điều tra hành vi Nhận hối lộ, làm ngơ cho “lâm tặc” phá rừng.

Tiếp đến, vào khoảng giữa tháng 3/2018, trong lúc thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng năm 2018, từ ngày 17/3 – 20/3 lực lượng liên ngành của xã Cư Bông (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), kiểm lâm huyện và công an huyện đã tổ chức tuần tra, truy quét tại khu vực rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar quản lý. Tại đây, lực lượng liên ngành đã phát hiện 33 hộp gỗ với khối lượng 11,74m3 và 2 xe độ chế.

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua
Những cây gỗ được chặt chỉ còn trơ lại cành lá tươi và mùn cưa.

Cũng về vấn đề này, gần đây nhất nổi lên 2 vụ việc phá rừng và vận chuyển lâm sản xảy ra vào cuối tháng 4/2018 khiến dư luận hết sức quan tâm. Cụ thể, vụ việc ông trùm gỗ lậu Phan Hữu Phượng tức “Phượng râu” trú tại thị trấn EaTling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) bị bắt do vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản. Liên quan đến vụ việc, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 4 cán bộ tại đồn Biên phòng 747 và 749 để tiến hành điều tra, làm rõ.

Hay vụ việc khu vực rừng thuộc đồi Chư Jú (xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) bị lâm tặc “xẻ thịt” một cách không thương tiếc với những chiếc xe độ chế, tiếng máy cưa gầm thét khắp cánh rừng. Sau khi đã “oanh tạc” khắp cánh rừng, những hộp gỗ đã được lâm tặc xẻ được chất đống đợi vận chuyển ra khỏi rừng.

Theo báo cáo nhanh của UBND thị xã Ayun Pa vào ngày 1/5, về tình hình xử lý việc phá rừng, khai thác gỗ trái phép trên địa bàn xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa), cơ quan chức năng thống kê số gỗ tại hiện trường gồm: 3 lóng gỗ tròn, khối lượng 3,490 m3 (chủng loại gỗ chưa xác định); gỗ xẻ 75 hộp, khối lượng 31,773 m3, chủng loại dổi, kháo, trâm, xoan, dẻ, gòn và một số chưa xác định được.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng xác định được 69 gốc cây bị chặt hạ , đường kính từ 34-250cm, trong đó có 12 gốc cũ. Toàn bộ số gỗ trên được phát hiện tập kết ở 6 vị trí, thuộc lô 6, khoảnh 5; lô 8 khoảnh 1; lô 3 khoảnh 1…tất cả đều thuộc Tiểu khu 1297.

Rừng bị phá một cách không thương tiếc

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua
Rừng tại Ea Kar bị lâm tặc xẻ thịt vào năm 2017. (Ảnh: Trang Anh)

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm vùng IV, thống kê đến ngày 31/12/2017 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum tổng diện tích đất tự nhiên là 4.482.423,48 ha. Trong đó, đất có rừng 1.901.848,24 ha, bao gồm 1.729.665,36 ha là rừng tự nhiên và 172.182,89 ha rừng trồng.

Cũng theo báo cáo, tình hình biến động diện tích đất có rừng giai đoạn 2013-2017 tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum là khá nghiêm trọng, diện tích đất có rừng tự nhiên giảm mạnh, tỷ lệ rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm phần lớn diện tích.

Trong 5 năm này, diện tích đất có rừng bình quân giảm 291.919,15 ha (chủ yếu giảm diện tích rừng tự nhiên). Cụ thể, trong giai đoạn này Đắk Lắk giảm 128.250,70 ha; Gia Lai giảm 96.118,33 ha; Kon Tum giảm 54.311,61 ha; Đắk Nông giảm 13.238,51 ha.

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua
Số gỗ lực lượng chức năng thu giữ được của "Phượng râu"

Nguyên nhân diện tích rừng bị giảm mạnh là do tình trạng phá rừng trái pháp luật. Trong đó, phần lớn do các chủ rừng thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý; chính quyền và các cơ quan chuyên môn địa phương thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến không kiểm soát được rừng bị phá. Ngoài ra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang các mục đích khác ở các địa phương cũng làm diện tích rừng bị giảm.

Ngoài ra, việc giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp với diện tích là 2.305.934 ha. Tuy nhiên, công tác giao và cho thuê còn nhiều hạn chế. Một số đơn vị chủ rừng được nhà nước giao quyền quản lý, sử dụng nhưng do hạn chế về nguồn lực, chưa xây dựng phương án hợp lý… nên rừng và đất lâm nghiệp vẫn bị phá và lấn chiếm trái phép.

Theo Chi cục Kiểm lâm vùng IV, về thực trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp từ năm 2010-2015 xảy ra 4.808 vụ, diện tích thiệt hại 2.394,472 ha, trong đó phá rừng trái pháp luật là 4.759 vụ/2.275,392 ha….

Năm 2016, tổng số vụ vi phạm 543 vụ, diện tích thiệt hại 1.163,837 ha, trong đó phá rừng trái pháp luật là 480 vụ/266,22 ha. Đến năm 2017, số vụ là 785 vụ/9.792,527ha, trong đó phá rừng trái pháp luật là 683vụ/334.387 ha.

Theo một lãnh đạo Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để phát triển bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương xây dựng Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2025 (hiện đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

Cụ thể, các giải pháp đề xuất gồm: Bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng, giải quyết lấn chiếm đất; nâng cao nhận thức và tư duy quản lý của đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; tăng cường quản lý nhà nước về rừng, tổ chức thục thi nhiệm vụ, gương mẫu kỷ cương cán bộ; kiện toàn đổi mới tổ chức sản xuất; giải pháp về quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp; huy động các nguồn vốn cho phát triển kinh tế, bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng cơ chế, chính sách…

Bên cạnh đó, đề án sẽ xây dựng mỗi tỉnh một dự án ưu tiên để bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững. Tuy nhiên, ở góc độ địa phương, để bảo vệ được rừng, các địa phương cần có giải pháp, hành động quyết liệt để ngăn chặn ngay tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật thuộc địa phương quản lý.

Trước mắt triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các yêu cầu của Chỉ thị số 13-CT/TW với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các cơ quan chức năng. Trong đó, phải tập trung xử lý dứt điểm các tụ điểm buôn bán trái phép lâm sản; triệt phá các đầu nậu, kẻ chủ mưu phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật; làm trong sạch đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ rừng do địa phương quản lý.

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua Khởi tố, bắt giam trùm gỗ lậu Phượng 'râu': Gỗ lậu được hợp thức hóa như thế nào?

Lợi dụng chủ trương bán đấu giá gỗ trục vớt, trùm gỗ lậu Phượng “râu” (tức Phan Hữu Phượng, SN 1968, ở thị trấn Ea ...

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua Trùm gỗ Phượng 'râu' và nghi vấn nguồn gỗ phi pháp

Những ngày gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến các thông tin từ chuyên án của Bộ Công an triệt phá đường dây ...

nghich ly rung van ri mau sau tuyen bo dong cua Vụ trùm gỗ lậu Phượng "râu": Tiết lộ "sốc" từ Cục Kiểm lâm

Theo Cục Kiểm lâm, khu vực bắt gỗ lậu nằm ở vành đai biên giới do biên phòng quản lý, kiểm lâm muốn kiểm tra ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.