Nghiên cứu đã chứng minh thành công: Nhiều tiền sẽ mang lại hạnh phúc

Trước đây có rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra giữa mối quan hệ tiền bạc và hạnh phúc, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tiền sẽ mang lại hạnh phúc dù cho hạnh phúc khó lòng mang lại tiền.

Đã có khá nhiều bài báo nói về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc. Và chúng ta đã có được một số kết luận như: Các trải nghiệm mang lại hạnh phúc lâu dài hơn so với đồ dùng vật chất; cho đi tiền của mình khiến người ta hạnh phúc hơn là dùng tiền đó cho chính mình; và những người giàu thì thường hạnh phúc hơn, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó.

Các nghiên cứu gần đây lại giúp ta nhìn sâu hơn về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc. Chẳng hạn, một nghiên cứu cho thấy khi nói về hạnh phúc, số tiền trong tài khoản có thể còn quan trọng hơn sự giàu có nói chung. Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại cho rằng mua sắm những thứ phù hợp với tính cách của mình sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.

Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) đã có cuộc trò truyện với Joe Gladstone, tác giả của hai nghiên cứu nêu trên. Dưới đây là những nội dung chính được trích ra từ cuộc phỏng vấn.

Số tiền trong tài khoản rất quan trọng

WSJ: Tại sao ông lại quyết định nghiên cứu mối quan hệ giữa số dư tài khoản với hạnh phúc?

GLADSTONE: Tôi đã làm việc với các ngân hàng để trả lời một số câu hỏi thú vị về lý do và cách thức họ đưa ra các quyết định về tài chính. Một ngân hàng ở Anh Quốc cho phép chúng tôi khảo sát hàng ngàn khách hàng của mình và sau đó so sánh các câu trả lời với dữ liệu giao dịch từ tài khoản của họ.

Chúng tôi muốn xem xét vấn đề cơ bản là: Tiền có thể dẫn đến hạnh phúc ở mức độ nào? Và tiền dưới dạng “khó tiêu” có mang lại niềm hạnh phúc như tiền mặt hay không?

WSJ: Và kết quả ông tìm được là gì?

GLADSTONE: Chúng tôi nhận thấy một hiệu ứng hết sức thú vị: số tiền bạn có trong tài khoản ngân hàng ở thời điểm hiện tại là chỉ số dự báo hạnh phúc chuẩn xác hơn so với mức độ giàu có nói chung của bạn. Có nhiều tiền trong tài khoản khiến người ta cảm thấy đảm bảo hơn về mặt tài chính, vì thế họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Điều này có vẻ hợp lý với 50% những người nghèo hơn tham gia nghiên cứu, nhưng điều ngạc nhiên là nó vẫn đúng với 50% còn lại tức những người giàu hơn. Thậm chí với một người rất giàu, có nhiều tài khoản tiết kiệm và các khoản đầu tư, thì có nhiều tiền trong tài khoản séc vẫn khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

WSJ: Vậy tầm quan trọng của nghiên cứu này là gì thưa ông?

GLADSTONE: Nghiên cứu này đi ngược lại so với lời khuyên vốn có mà một chuyên gia tài chính vẫn đưa ra. Họ có thể nói rằng khoản tiền nào không được đầu tư thì đều bị coi là bỏ phí – vì tiền nằm trong tài khoản chỉ mất đi giá trị mà thôi – vì thế quan điểm của họ là phải đầu tư. Nhưng họ lại không xét đến khía cạnh tâm lý con người. Vì hạnh phúc không chỉ là tối đa hóa lợi ích về tiền bạc, mà còn là tối đa hóa sự viên mãn nói chung.

nghien cuu da chung minh thanh cong nhieu tien se mang lai hanh phuc

WSJ: Vậy người ta có nên gửi hết tiền vào tài khoản ngân hàng hay không?

GLADSTONE: Không, như vậy lợi nhuận sẽ giảm dần. Nhưng có thể người ta sẽ muốn cân nhắc việc tạo thêm nhiều tài sản lưu động.

Nhiều người vẫn có thói quen tiêu hết số tiền mình kiếm được. Tuy nhiên họ thường có một số tài sản khác. Có thể họ sở hữu một căn nhà hoặc có tài sản gì đó đáng giá. Nếu họ thay đổi phương thức và tạo dựng một “bước đệm” để khiến mình cảm thấy an toàn hơn về chuyện tiền bạc, thì đó sẽ là một cách hết sức hữu ích và nhờ thế họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn với cuộc sống của mình.

nghien cuu da chung minh thanh cong nhieu tien se mang lai hanh phuc

Sức mạnh của việc tiêu xài

WSJ: Và nghiên cứu còn lại của ông xem xét mối quan hệ giữa các quyết định mua sắm và hạnh phúc. Kết quả của nghiên cứu đó là gì thưa ông?

GLADSTONE: Đã có rất nhiều nghiên cứu giả định rằng có một nguyên tắc duy nhất cho chúng ta biết điều gì làm mình hạnh phúc. Nhưng mỗi người đều khác nhau, vì thế chúng tôi muốn đưa nghiên cứu lên tầm cao hơn và xem những kiểu người khác nhau có thể tối đa hóa hạnh phúc của mình ra sao.

Lần này chúng tôi lại hợp tác với một ngân hàng lớn ở Anh Quốc, phân tích các giao dịch thẻ ghi nợ và so sánh với kết quả có được từ bài khảo sát về tính cách và hạnh phúc. Chúng tôi nhận thấy khi người ta tiêu tiền vào những thứ hợp với sở thích của mình, họ cảm thấy hạnh phúc hơn.

WSJ: Không phải mối liên hệ này là hiển nhiên hay sao? Chẳng phải mọi người đều tiêu tiền vào những thứ hợp với tính cách của mình hay sao?

GLADSTONE: Không hề. Nếu bạn hỏi người ta điều gì khiến họ hạnh phúc hơn, họ thường đưa ra một câu trả lời chuẩn mực; nói cách khác, là điều gì có thể khiến họ hạnh phúc hơn. Nhưng kết quả của chúng tôi là những gì hợp với hành vi mong muốn về mặt xã hội có thể không phải là điều khiến bạn hạnh phúc.

Thường thì hành vi của chúng ta bị chi phối bởi những gì người khác đang thực hiện. Người ta không phải lúc nào cũng biết lắng nghe để tìm thấy chính bản thân mình và thường cư xử theo những gì người khác mong chờ một người như họ sẽ cư xử.

Tất nhiên mỗi người đều có những hạn chế về việc tiêu tiền. Chẳng hạn họ phải trả tiền thuê nhà, và như vậy ta không thể nói họ không nên làm thế vì việc đó không phù hợp với tính cách của họ và sẽ khiến họ không hạnh phúc. Nhưng với nhiều tiền trong tay và có thể sử dụng tùy ý, việc tiêu tiền có thể được tối đa hóa theo hướng phản ánh đúng con người thật của bạn (tức phù hợp với tính cách của bạn) và vì thế khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Đừng dại dột làm 6 điều sau, đời bạn sẽ hạnh phúc hơn hẳn đấy

Theo Đinh Vân

Trí Thức Trẻ/WJS

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.