Thu giá tự động được kỳ vọng sẽ minh bạch BOT (Ảnh: Di Linh) |
Bộ GTVT đã vừa ban hành lộ trình triển khai thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng đối với các dự án do Bộ này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó Bộ GTVT yêu cầu Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT... có trách nhiệm bàn giao các làn và toàn bộ các trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đang vận hành cho nhà cung cấp để thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng.
Theo lộ trình được phê duyệt của Bộ GTVT thì đến sẽ có một số trạm BOT với hạn chót là cuối năm 2018 và cuối năm 2019 phải chuyển sang thu giá tự động không dừng.
Liên quan đến vấn đề thu giá tự động không dừng, theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, đây là một chủ trương hết sức đúng đắn.
Ông Thể cho biết, theo Quyết định 07 của Thủ tướng Chính phủ, đến cuối năm 2018 toàn bộ các trạm BOT trên quốc lộ và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải vận hành thu giá tự động.
"Toàn bộ các trạm BOT trên hệ thống đường còn lại phải hoàn thành công tác này vào cuối năm 2019.
Hiện nay Bộ GTVT đang tập trung quyết liệt công tác này. Chúng tôi xem việc thu giá tự động, không dừng là một giải pháp công khai, minh bạch tốt nhất.
Sắp tới khi vận hành toàn bộ thì người dân, các cơ quan nhà nước có thể giám sát nguồn thu của từng trạm BOT một cách cụ thể", Bộ trưởng GTVT nói.
Ông Thể cũng cho biết, Thủ tướng chỉ đạo năm 2019, toàn bộ các trạm thu phí trên các quốc lộ phải được thu giá tự động.
Được biết, ngoài 88 trạm BOT trên QL, hiện cả núc có 53 trạm nằm trên các đường tỉnh, các đường đô thị, các đường do địa phương quản lý.
"Chúng tôi sẽ làm việc với các địa phương để làm sao chúng ta công khai minh bạch không chỉ các trạm BOT trên quốc lộ mà trên cả hệ thống và mong chính quyền địa phương hết sức quan tâm", ông Thể cho biết thêm.
Bộ trưởng GTVT: 'Xem xét tăng thời gian đào tạo lái xe' |
Bộ GTVT cho biết, để quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch công tác thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, đơn vị này đã xây dựng, ban hành Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Theo đó, dữ liệu của hệ thống quản lý thu bao gồm: các tập tin cơ sở dữ liệu, các tập tin hình ảnh chụp phương tiện lưu thông qua trạm, các tập tin hình ảnh liên tục giám sát làn phải được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 5 năm.
Các tập tin hình ảnh giám sát cabin và giám sát toàn cảnh phải được sao lưu dưới dạng tập dữ liệu và lưu giữ tối thiểu 1 năm.
Bộ này cũng đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường giám sát định kỳ và đột xuất tất cả các dự án.
Cũng liên quan đến việc minh bạch công tác thu giá, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng yêu cầu triển khai kết nối hệ thống thông tin dữ liệu.
Theo Bộ trưởng GTVT, khi chúng ta liên kết với hệ thống thu giá tự động thì toàn bộ các dữ liệu công khai, minh bạch, rõ ràng.
"Trước mắt thì chúng tôi công khai trên trang web của Bộ GTVT, người dân có thể truy cập để xem xét tình hình các trạm thu phí BOT trên địa bàn", ông Thể cho biết thêm.
Về công khai thông tin BOT, Bộ GTVT cho biết, trước đây, theo toàn bộ quy định của pháp luật không yêu cầu phải công bố thông tin trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
Tuy nhiên, Bộ GTVT cho biết, khi thực hiện dự án BOT, đơn vị này luôn luôn lấy kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan. Ngoài ra, danh mục kêu gọi đầu tư cũng được đăng tải trên các trang thông tin điện tử của Bộ và Báo Đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch. Năm 2016, Bộ này đã đưa vào vận hành trang web: ppp.mt.gov để công bố các thông tin chủ yếu về các dự án. |
Buông lỏng quản lý đất đai: 'Mất đất, mất cả cán bộ'
Ông Lê Như Tiến cho rằng việc buông lỏng quản lý đất đai là mảnh đất nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí và dẫn đến ... |
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: 'Hơn 2.000 trẻ em bị bạo hành mỗi năm'
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng LB, TB&XH cho biết mỗi năm Việt Nam có 2.000 trẻ em bị bạo hành, con số thực tế ... |