Người Việt xưa ăn Tết cổ truyền như thế nào? | |
7 món ăn cầu may ngày Tết của người Trung Quốc |
Người Lào vui Tết BunPiMay trên đất Tây Nguyên. Ảnh: Trang Anh. |
Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 (dương lịch) hằng năm, lễ hội BunPiMay (ngày Tết truyền thống của dân tộc Lào) được tổ chức tại Buôn Trí A (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) với nhiều nghi thức mang đậm nét văn hóa Phật giáo.
Huyện Buôn Đôn, nơi tập trung hơn 220 khẩu là người Việt gốc Lào sinh sống với những phong tục tập quán đặc sắc vẫn còn lưu giữ. Theo những người Lào sinh sống tại đây cho hay, lễ hội BunPiMay có ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.
Người Lào xúng xính bên những bộ quần áo truyền thống quây quần bên nhau đón Tết cổ truyền BunPiMay, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa. Ảnh: Trang Anh. |
Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới may mắn, vui tươi. Lễ hội BunPiMay thường được gọi tắt là Bun, có nghĩa là làm phước, làm phước để được phước.
Bà H’Lốk (75 tuổi) mặc dù được sinh ra tại Lào, nhưng từ nhiều năm qua cả gia đình bà đã di cư qua Đắk Lắk sinh sống. Được đón niềm vui Tết cổ truyền cùng với dân tộc mình tại đất nước bạn, bà không dấu nổi xúc động.
“Tôi ở tuổi gần đất xa trời rồi nên được đón Tết cùng con cháu tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Mặc dù đón Tết ở nước bạn nhưng tôi có cảm giác thân thiết như đang ở nhà mình”, cụ bà thổ lộ.
Theo bà H’Lốk, ngày đầu tiên của năm mới mọi người tập trung đông đủ, chuẩn bị nước thơm và hoa, để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo, thả hoa đăng cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Nghi thức tiếp theo là tắm Phật bằng nước hoa thơm.
Nước thơm này được chế từ nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa đoọc khun (hoa bò cạp vàng), loài hoa vàng duyên dáng nở rộ khắp nơi trên đất Lào, họ tin rằng lễ hội này mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.
Tiếp đó, mọi người lại được hòa cùng vào tục “buộc chỉ cổ tay” của người Lào trong năm mới; loại chỉ tay này được buộc thành chùm trên mâm lễ, cắt vừa đủ để buộc vào cổ tay. Theo người dân ở nơi đây, để lời chúc được hiệu nghiệm, trong vòng ba ngày người nhận lễ không được tháo sợi chỉ ra vì bất cứ lí do gì để có thể cầu may mắn và bình an.
Lễ “Xày bạt” – “Tắc bạt” là lễ dâng quà, nhận quà và dâng xôi, bánh kẹo cho các nhà sư. Ảnh: Trang Anh. |
Bên cạnh đó, người Lào còn rủ nhau đắp núi cát, trang trí đèn hoa, cờ đuôi nheo, cờ phướn 12 con giáp và chỉ ngũ sắc dâng lên các nhà sư để tỏ lòng thành kính, cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành nhiều như những hạt cát trên núi.
“Phần quan trọng nhất của Tết BunPiMay và được mọi người mong chờ nhất đó là Tục té nước. Tại đây, mọi người té nước vào nhau, không kể là quen hay lạ, có địa vị trong xã hội hay không, người được té nước nhiều, áo quần càng ướt đẫm thì càng vui mừng và sung sướng vì họ tin rằng mình là người được rất nhiều người quý mến và sẽ gặp may mắn trong suốt cả năm”, chị Sao On Kẹo hào hứng nói.
Hòa cùng không khí vui tươi của lễ hội BunPiMay, những người dân thuộc đồng bào Êđê, M’Nông, Thái… cũng góp vui trong điệu múa Lam – Vông, điệu múa truyền thống của dân tộc Lào, họ xúng xính trong bộ đồ Sinh, trang phục truyền thống của người Lào.
Nghi thức thả hoa đăng cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Ảnh:Trang Anh. |
Nước thơm và hoa được chuẩn bị để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện một năm mới gặp nhiều may mắn. Ảnh:Trang Anh. |
Tục “buộc chỉ cổ tay” của người Lào với những sợi chỉ được tết riêng, buộc thành chùm trên mâm lễ. Theo người Lào, dù bất cứ lí do gì cũng không được tháo chỉ ra trong vòng ba ngày để cầu bình an, may mắn. Ảnh:Trang Anh. |
Người Lào đắp núi cát, trang trí đèn hoa, cờ đuôi nheo, cờ phướn 12 con giáp để cầu nguyện sang năm mới sẽ được phước lành nhiều như những hạt cát trên núi. Ảnh:Trang Anh. |
Người Lào xúng xính trong bộ đồ Sinh cùng với các đồng bào dân tộc Tây Nguyên hòa cùng điệu múa Lam –Vông. Ảnh:Trang Anh. |
Người Lào xúng xính trong bộ đồ Sinh cùng với các đồng bào dân tộc Tây Nguyên hòa cùng điệu múa Lam –Vông. Ảnh:Trang Anh. |
Đô thị 09:22 | 06/10/2019
Du lịch 06:28 | 05/10/2019
Du lịch 19:10 | 25/09/2019
Kinh doanh 09:23 | 23/09/2019
Đô thị 14:14 | 08/08/2019
Du lịch 07:18 | 27/06/2019
Tiêu dùng 16:26 | 31/05/2019
Giáo dục 10:35 | 21/05/2019