Người mua có thể “soi” được nguồn gốc thịt ngay tại chợ

Nhằm "đánh chặn" thực phẩm bẩn đang lộng hành, Sở Công thương TPHCM đã đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ mã vạch QR (Quick Response – mã vạch 2 chiều) để truy xuất nguồn gốc thịt ngay tại chợ, siêu thị.

Việc phát hiện, bắt giữ, tiêu huỷ thực phẩm bẩn thời gian vừa qua trên đại bàn cả nước chỉ như “muối bỏ bể”. Mới đây, ngày 12/8, lực lượng chức năng tỉnh Bình Dương đã bàn giao 124kg thịt bò thối và 2 can nhựa chứa hóa chất cho Trạm chăn nuôi và Thú y thị xã Tân Uyên tiêu hủy.

Trước đó, ngày 11/8 Đoàn kiểm tra liên ngành Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản và Phòng Cảnh sát môi trường (PC49, Công an tỉnh Bình Dương) kiểm tra cơ sở chuyên kinh doanh buôn bán thịt của ông Nguyễn Thanh Thùy (khu phố Bình Chánh Đông, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, Bình Dương).Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 1 tủ đông chứa thịt bò thối, bốc mùi nồng nặc. Ngoài ra, đoàn còn phát hiện thêm 2 can hóa chất phẩm màu không rõ nguồn…

nguoi mua co the soi duoc nguon goc thit ngay tai cho
Từ tháng 11 tới thịt heo sẽ được gắn mã vạch truy xuất nguồn gốc.

Nhằm đưa ra giải pháp ngăn chặn ngay từ đầu đối với các loại thịt khi đưa ra thị trường, mới đây Sở Công thương TPHCM đã đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại để kiểm soát nguồn gốc thịt heo và nhân rộng mô hình với các loại sản phẩm thực phẩm khác như thịt trâu, bò, thịt gia cầm, rau củ quả, thủy hải sản thông qua công nghệ mã vạch QR (Quick Response – mã vạch 2 chiều) để truy xuất nguồn gốc thịt.

Theo đó, khi xuất chuồng, heo sẽ được đeo vòng nhận diện, có mã số truy cập. Mã số truy cập sẽ được lưu ngay vào hệ thống và chuyển tiếp đến những công đoạn tiếp theo như giết mổ, vận chuyển, phân phối và bán lẻ. Khi thịt heo được đưa tới các chợ thực hiện thí điểm, ban quản lý chợ, nhân viên thú y sẽ dùng các công cụ chuyên dụng để kiểm tra xuất xứ. Khách hàng có thể dùng một ứng dụng đã cài đặt trên smartphone (ứng dụng này có thể dễ dàng tải về miễn phí và cài đặt dễ dàng trên smartphone), quét con tem điện tử để có được thông tin về nguồn gốc thịt heo (nuôi ở trại nào), có chứng nhận an toàn hay không, giết mổ ở đâu... Nếu không sử dụng smartphone, khách hàng có thể sử dụng các máy quét mã vạch đặt tại các chợ để quét tem điện tử hoặc truy xuất nguồn gốc qua trang Web của chương trình. Để tránh việc tiểu thương đưa thịt không được kiểm soát nguồn gốc vào đội lốt thịt được kiểm soát nguồn gốc.

Theo Sở Công thương TPHCM, công nghệ này sẽ được đưa vào thí điểm trong tháng 11 tới, trước mắt sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm truy xuất nguồn gốc thịt heo. Việc truy xuất này sẽ bắt đầu thực hiện tại 2 chợ đầu mối là Bình Điền, Hóc Môn, và 5 chợ bán lẻ lớn là Bến Thành, Hòa Bình, Bàu Cát, Thái Bình, An Đông. Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ được thí điểm thực hiện ở nhiều hệ thống siêu thị, cửa hàng như Co.op Mart, Satra, Vissan và Sagrifoods.

Bà Đặng Phương Ninh Phó Tổng giám đốc Công ty Vissan cho biết, việc gắn mã vạch cho thịt heo không chỉ giúp cho người tiêu dung biết được nguồn gốc thịt tiêu dung hang ngày mà còn hạn chế các lò mổ trái phép, không đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại, Vissan đang tích cực chuẩn bị nguồn hàng khi chương trình bắt dầu thì sẽ triển khai trên tất cả các điểm bán của Vissan.

nguoi mua co the soi duoc nguon goc thit ngay tai cho
Lựa chọn được thực phẩm sạch luôn là điều mà mọi bà nội đều trợ mong muốn.

Chị Nguyễn Thị Nga quận Gò Vấp chia sẻ, bây giờ mỗi khi ra chợ mua thịt rất hoang mang không biết thịt có sạch hay không, có đảm bảo vệ sinh hay không, nếu công nghệ này có trên thị trường thì sẽ rất hữu ích chỉ cần chiếc điện thoại là biết được thực phẩm mình mua có an toàn hay không, có nguồn gốc từ đâu sẽ rất hữu ích.

Ông Lê Phước Hà tiểu thương chợ Bình Điền thì băn khoăn cho rằng, quá trình này dài dòng quá, qua nhiều công đoạn, đâu phải ai cùng dùng smart phone, liệu tem dán trên thịt có bị làm giả hay không, ai quản lý hết được những công đoạn này, việc dán tem mã vạch có làm tang giá thịt heo bán ra hay không.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.