Người Nhật dạy con tự lập như thế nào?

Tôn trọng sở thích của con, cho phép con phạm sai lầm là những bí quyết mà bố mẹ Nhật áp dụng để dạy con tự lập sau này.
nguoi nhat day con tu lap nhu the nao
Trẻ con Nhật Bản nổi tiếng là có tính tự lập rất cao.

1. Tôn trọng sở thích của con

Bố mẹ Nhật không bao giờ cấm đoán sở thích của con, trái lại họ thường tạo điều kiện để con phát triển sở thích đó Bố mẹ Nhật quan niệm trẻ có quyền có sở thích, hứng thú riêng và coi đó là một thứ quyền lợi đương nhiên của trẻ.

Nếu sở thích của con không lành mạnh, khi đó bố mẹ mới can thiệp. Ngoài ra, bố mẹ Nhật còn có nguyên tắc không bắt ép con làm theo ý mình. Việc tôn trọng sở thích của con sẽ tạo cho con cảm giác được là chính mình. Trẻ sẽ phát triển tự nhiên với cái tôi riêng của trẻ.

2. Dạy con cách suy nghĩ độc lập

Các kiến thức ở trường trang bị cho con chỉ là về mặt lý thuyết, có giá trị rất ít trong thực tiễn. Vì vậy nhiều trẻ mặc dù ở trường được giáo dục tốt, đạt thành tích cao nhưng ra ngoài xã hội lại không thành công, không thích nghi được với môi trường thực tế. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là trẻ không có suy nghĩ độc lập.

Bố mẹ Nhật hiểu điều này nên ngay từ bé, trẻ con Nhật Bản đã được khuyến khích khả năng suy nghĩ độc lập. Bố mẹ Nhật không có thói quen trả lời hay đáp ứng ngay đòi hỏi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ Nhật khuyến khích con suy nghĩ, quan sát, nhìn nhận, đánh giá và vận dụng thực tế.

Người Nhật cũng không định nghĩa trẻ biết nghe lời là trẻ ngoan. Họ cho rằng những đứa trẻ biết nghe lời thường bị động, vì luôn chịu sự sắp xếp của người khác mà không có chính kiến riêng.

nguoi nhat day con tu lap nhu the nao
Tôn trọng sở thích của con, cho phép con phạm sai lầm là những bí quyết mà bố mẹ Nhật áp dụng để dạy con tự lập sau này.

3. Cho phép con phạm sai lầm

Bố mẹ Nhật có cái nhìn rất khác về việc mắc lỗi của trẻ. Họ cho rằng nếu không để con trẻ tự trải nghiệm thì con sẽ không bao giờ học hỏi được gì. Nhờ những lần phạm lỗi mà con trẻ mới có những bài học thực tế và trẻ cũng tự khám phá được chính bản thân mình thay vì lớn lên trong trí tưởng tượng.

Khi trẻ mắc lỗi, bố mẹ Nhật cũng không mắng nhiếc và dùng hình phạt để xử lý con. Nhiều bố mẹ cho rằng trẻ phải bị đánh đau mới nhớ lâu và không tái phạm. Nhưng sau những trận đòn mà trẻ thực sự không rõ nguyên cớ, trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti và phát triển không đúng hướng. Do đó, cha mẹ cần phân tích đúng sai để trẻ hiểu được trẻ đã sai ở đâu và lần sau rút kinh nghiệm như thế nào.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.