(Ảnh: Shutterstock) |
Đậu tốt cho sức khỏe vì cung cấp chất đạm, chất xơ tốt cho người ăn kiêng, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng cao. Trong khi đó, chỉ số về đường huyết của đậu lại thấp hơn các loại ngũ cốc khác, chất gây dị ứng thấp, không chứa chất gluten, không biến đổi gen.
Một số đậu khô như đậu Hà Lan xanh, vàng, đậu gà, đậu lăng đỏ hoặc xanh, đậu cúc là nguồn dinh dưỡng phong phú, ngon mà giá thành lại rẻ.
Theo tiến sĩ Dee, đại diện của Hiệp hội đậu khô Mỹ, hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, sắt, potassium và rất nhiều chất xơ. Ða số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories. Ðậu nảy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt.
Hiện nay có rất nhiều loại đậu mà chúng ta có thể bắt gặp thường xuyên mỗi khi đi chợ, mỗi loại đậu đều có tác dụng đối với cơ thể con người. Hãy cùng khám phá ngay sau đây.
ĐẬU NÀNH
Trong đậu nành chứa hầu hết các loại vitamin như: B1, B2, PP, A, D, K… Đậu nành giàu protein, được biết đến như là một loại thịt thực vật
Các chất dinh dưỡng có trong đậu nành có thể cải thiện bệnh tim mạch, các triệu chứng mãn kinh, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer...
Ngoài ra, đậu nành là một thức ăn rất cần thiết cho trẻ chậm phát triển, những người bị bệnh đái đường, phong thấp, gút, do giá trị dinh dưỡng cao, ít gluxít sinh glycogen. Người ta dùng đậu nành nguyên hạt hay đã làm thành bột.
(Ảnh: Nhà thuốc Châu Long) |
- Chữa đinh nhọt, phù: lấy một ít đậu tương vừa đủ, ngâm vào nước cho mềm, cho thêm ít phèn chua, xay thành bột nước, đắp vào chỗ đau mỗi ngày hai lần. Cũng có thể dùng lượng đậu tương vừa đủ, sao khô, nghiền bột, hòa với rượu hoặc dấm đắp vào chỗ đau.
- Phòng chữa táo bón, đái tháo đường, huyết áp cao, giảm béo, bảo vệ sức khỏe: Ðậu tương rang chín, cho vào bình, cho dấm vào vừa ngập hạt đậu, bịt kín, ngâm xuống nước bảy ngày đêm thì có thể dùng. Mỗi ngày ăn vài thìa canh vào sáng sớm.
ĐẬU ĐEN
Theo y học, đậu đen rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao như đậu tương. Tuy nhiên, hiệu ứng thuốc của nó tốt hơn nhiều hơn so với đậu tương. Ngoài công dụng để nấu chè, xôi, đậu đen dùng để chế thuốc như nấu với hà thủ ô làm cho vị thuốc có màu đen. Theo đông y, đậu đen vị ngọt, tính bình, bổ thận, bổ gan, bổ huyết, trừ được phong nhiệt. Đậu đen thường được dùng làm thuốc bổ dưỡng hoặc giải độc. Đậu đen rất cần cho những người thận yếu hư, suy nhược khi cảm nặng, thiếu máu.
Theo y học, đậu đen rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. (Ảnh: Nông sản Phúc Nguyên) |
- Đại tiện ra máu: đậu đen, củ mài, đồng lượng sao vàng tán bột chung với quế chi 10g, đại hồi 10g. Hàng ngày, sáng dậy và tối đi ngủ xúc 1 chén con khuấy nước sôi uống, có thể pha thêm đường cho dễ uống.
- Tiểu rắt: đậu đen 15g, hạt sen 15g, rau má, lá mã đề, sắc đặc uống thay nước chè.
- Kiết lỵ: đậu đen rang cháy tán bột, trộn với muối rang, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40g với nước rau má tươi sắc đặc.
ĐẬU XANH
Đậu xanh có rất nhiều tác dụng dược liệu và được nhiều người biết đến. Các tác dụng chữa bệnh của đậu xanh là thanh nhiệt, lợi tiểu, cải thiện thị lực, giảm căng thẳng, giải nhiệt... Đậu xanh rất hữu ích để loại bỏ các triệu chứng như bị cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, đi tiểu khó khăn... Tuy nhiên, đậu xanh là thực phẩm làm mát tự nhiên, do đó các bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn vì có thể gây đầy hơi.
(Ảnh: alibaba) |
- Bị tiêu chảy, nôn mửa: đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột trộn chung cho đều cất kín vào lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3 giờ.
- Tăng huyết áp: đậu xanh 100g, gạo tẻ để lâu ngày 100g. Cho gạo và đậu xanh vào nấu cháo, ăn hàng ngày.
- Viêm niệu đạo: giá đậu xanh 500g, giã vắt lấy nước, thêm chút đường trắng vào uống.
- Phụ nữ sau khi sinh thiếu sữa cho con bú: đậu xanh 100g, đường đỏ 20g. Sắc với nước uống, uống thay nước trà trong ngày.
ĐẬU ĐỎ
Đậu đỏ có thể thúc đẩy việc đi tiểu và loại bỏ sưng tấy. Do đó, nó thường được sử dụng như là một chế độ ăn uống để giảm cân. Đồng thời, đậu đỏ cũng có thể làm phong phú thêm máu, do đó, nó là rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm cho phụ nữ hồng hào, mịn màng.
Đậu đỏ có vị ngọt chua, tính bình không độc, có công dụng chữa trị các chứng mụn lở, đau buốt cơ thể, bệnh tả…Đậu đỏ dùng làm món ăn chín rất bổ dưỡng và chống đói.
- Bệnh đái ra máu: lấy một nắm đậu đỏ, tán nhỏ thành bột, mỗi ngày uống 5 - 7g với nước sôi, uống trong vài ngày.
- Trị bệnh trĩ: đậu đỏ 300g, dấm 1/2 lít. Đậu đỏ nấu chín phơi khô, tẩm dấm vào và phơi tiếp cho khô, liên tục như vậy cho đến khi hết dấm, phơi cho thật khô rồi tán nhỏ, chia làm nhiều phần, mỗi phần khoảng 10g, mỗi ngày uống 3 lần.
ĐẬU COVE
Một cốc đậu cô ve có 15 gram protein và 11 gam chất xơ. Đậu cô ve không chỉ có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như là protein, canxi, sắt, mà còn có nhiều kali, magie, ít natri tốt cho sức khỏe. Đậu cove giàu muối khoáng và chứa tiền chất vitamin A và vitamin C vì thế có khả năng giúp tái tạo thể lực, bảo vệ mắt, tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp ích vào sự chuyển hóa thức ăn.
Nhờ đặc tính lợi tiểu, ăn đậu cove thường xuyên trong các bữa ăn giúp trị bệnh phong thấp, bệnh gút, sạn nước tiểu.
(Ảnh: Birds Eye) |
- Đau lưng: Dùng vỏ đậu sắc nước để uống trong ngày sẽ giúp giảm đau lưng hiệu quả.
- Khó tiêu, bụng chướng: Dùng đậu ve hoặc đậu đũ còn cả vỏ khoảng 100 gram rửa sạch, trụng qua nước sôi rồi cắt nhỏ, cho thêm gia vị và ăn trong bữa cơm sẽ giúp chữa bệnh bụng khó tiêu hiệu quả.
- Giúp trị bí tiện: Bí tiện, tiểu tiện nhỏ giọt là bệnh dễ gặp phải của những người cao tuổi, bạn có thể dùng 100 đến 150 gram lá đậu cô ve hoặc lá đậu đũa tươi đem sắc với nước rồi uống. Nên uống nhiều lần trong ngày.
ĐẬU XANH HÀ LAN
Một cốc đậu Hà Lan xanh chứa 5 gram chất xơ và khoảng 6 gram protein. Loại đậu này cũng ít calo hơn so với các loại đậu khác - mỗi cốc đậu nấu chín chỉ có 83 calo. Đậu Hà Lan xanh còn giàu tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B và a-xít amin, có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn…
(Ảnh: Nature's Aid) |
Hoa tốt cho sức khỏe | |
Vỏ quế giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường | |
Những bài thuốc hay chữa bệnh từ hành tây |