Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm: 'Con trai tôi đi khai giảng về nói phần phát biểu báo cáo là phần chán nhất'

Nhân dịp đầu năm học mới, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm đã có một cuộc trò chuyện với góc nhìn rất mới mẻ của anh về lễ khai giảng hiện nay.

Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng cho thiếu nhi trong nhiều thập kỉ qua như Phép lạ hằng ngày, Huyền sắc hỏi ngã nặng, Bé làm bánh ga tô, Cái đuôi vẫy như bông hoa... Không chỉ quan tâm tới các em thiếu nhi, Nguyễn Lê Tâm còn là người luôn đề cao việc tạo ra những không gian văn hóa, nghệ thuật trong sáng, lành mạnh cho các em thiếu nhi, tránh những lối tư duy sáo mòn, hình thức, cũ kĩ.

Nhân dịp đầu năm học mới, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm đã có một cuộc trò chuyện với góc nhìn rất mới mẻ của anh về ngày lễ khai giảng hiện nay.

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat

Tác giả Nguyễn Lê Tâm là người luôn quan tâm tới những đề tài dành cho thiếu nhi (Ảnh: NVCC)

- Thưa nhạc sĩ, là một người rất quan tâm tới các em nhỏ, lại có con đang tuổi đến trường, anh có nhận xét thế nào về lễ khai giảng của các em học sinh trong thời gian gần đây, nó có khác gì so với thế hệ các anh ngày xưa?

Lễ khai giảng ngày nay cho thấy mong muốn của nhà trường hướng tới học sinh làm trung tâm. Thí dụ có nơi đặt tên là Ngày hội đưa trẻ đến trường. Mong muốn là tốt nhưng nên tạo ra ngày hội thực chất chứ không cần phải đổi tên. Nhân tiện nhắc tới cái tương tự là bế giảng thì lại đề là Lễ tổng kết năm học… Tại sao không gọi là bế giảng cho đơn giản và sáng sủa? Thời chúng tôi đi khai giảng không phải tập luyện nhiều, chỉ phải tập trung trước vài hôm để nghe phổ biến các quy định để lễ khai giảng suôn sẻ.

Bây giờ thì các cháu phải tập trung sớm hơn. Việc luyện tập văn nghệ chào mừng cũng cầu kỳ hơn. Lễ khai giảng hiện nay nhiều quan khách quá. Tinh thần “mặt trận” rất phổ biến. Nhiều đại diện phát biểu một cách không cần thiết. Đôi khi cấp trên mà đến muộn thì các cô rất lo lắng.

- Vậy lý do chính là từ đâu? Do chúng ta ngày một đầy đủ hơn về vật chất nên mắc bệnh hình thức, hay đó là thay đổi tất yếu khi xã hội phát triển, hay một lý do đặc biệt nào khác, thưa anh?

Bệnh hình thức là thói quen từ xưa lắm rồi. Cách đây mấy chục năm thì bệnh hình thức đã có nhưng do kinh tế thiếu thốn nên cũng "phiên phiến". Gần đây thì điều kiện kinh tế tốt hơn nên phần hình thức cũng cầu kỳ hơn. Đã đặt cái tên là Ngày hội đưa trẻ đến trường thì nên làm cho trẻ vui chứ không phải chỉ làm cho quan khách hài lòng. Các cháu phải ngồi nghe rất lâu những phát biểu sáo ngữ. Riêng phần giới thiệu đại biểu phải rất đầy đủ. Ai cũng biết việc giới thiệu khách là tế nhị. Các cô giáo cũng muốn làm khác đi nhưng thói quen giống như văn hóa là thứ ít người dám sửa đổi.

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat
Nhạc sỹ Nguyễn Lê Tâm và con trai lớn trong ngày khai giảng (Ảnh: NVCC)

- Nhưng dường như ý nghĩa của ngày khai giảng đối với các em học sinh thì có vẻ như không còn nhiều như ngày xưa nữa? thực tế là các em tỏ ra mệt mỏi và gượng ép chứ không còn mấy cái cảm giác háo hức, mong chờ?

Người lớn còn chịu được bệnh hình thức chứ trẻ em thì không. Trẻ em chỉ thích đi thẳng vào việc chính. Bài phát biểu chỉ cần dài hơn 2 phút là các con đã có xu hướng mất trật tự rồi.

- Vậy một lễ khai giảng chỉ còn mang nặng tính hình thức, khoa trương thì có thực sự cần thiết nữa không, thưa nhạc sĩ? Vì thực tế là hầu như các trường đã cho học sinh đi học từ tháng 7, tháng 8.

Việc học thêm từ trước khai giảng là không cần thiết. Đó như một hình thức trông trẻ chứ thực ra học trước một chút kiến thức không mang lại điều gì. Tôi có con nhỏ mới vào lớp 6. Suốt 5 năm tiểu học, cháu không phải học thêm các môn như nhiều bạn cùng trang lứa. Những năm cháu học mẫu giáo thì tôi cũng không dạy trước cháu đọc viết làm gì. Bắt đầu vào học lớp 1, cháu mới được học chữ và chỉ sau khoảng 2 tháng cháu đã đọc lưu loát và diễn cảm tốt.

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat
Con gái út của tác giả Nguyễn Lê Tâm (5 tuổi) trong ngày khai trường (Ảnh: NVCC)

- Nhiều ý kiến phụ huynh cho biết ở trường phổ thông dường như luôn xảy ra tình trạng giáo dục “một chiều”, áp đặt, nghĩa là các thầy cô đưa ra mệnh lệnh, yêu cầu, học sinh làm theo, mà gần như quên hẳn đi việc lắng nghe ý kiến của các em học sinh?

Đây là thói quen từ nhiều thế hệ. Có lần tôi nghe từ trường của con tôi vang lên câu “Học sinh (cô nói), Trật tự (Cả lớp nói)” mà giật mình hỏi sao cái câu này tồn tại lâu vậy. Mấy chục năm trước vẫn câu ấy ra rả. Muốn các cô lắng nghe ý kiến của các con thì phải coi các con là trung tâm. Vì vậy nên mở. Nhiều điều, trẻ em tiểu học nghĩ không khác so với tuổi 20 – 30 đâu.

- Vậy ý kiến của thành viên nhỏ nhà anh thế nào về lễ khai giảng? Cháu tỏ ra thích thú hay chán nản?

Con trai tôi lúc khai giảng lớp 1 thì thích lắm dù có hơi mệt. Các lễ khai giảng tiếp theo thì cháu bảo thích phần văn nghệ. Phần phát biểu báo cáo là phần chán nhất. Các năm sau thì cháu thích nghi và tỏ ra không vấn đề gì. Năm nay lần đầu tiên lên cấp cơ sở, chắc là hào hứng thôi.

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat
Một bức ảnh cũ của Tim - con trai lớn của tác giả Nguyễn Lê Tâm, năm nay Tim đã lên lớp 6 (Ảnh: NVCC)

- Nếu thực sự cần được thay đổi, thì theo anh nên thay đổi như thế nào?

Mỗi lễ khai giảng nên là một sự kiện mang tính sáng tạo hơn là một hoạt động lặp đi lặp lại như copy năm cũ. Ngày khai giảng thì quan trọng nhất là lễ chào cờ và tiếng trống năm học mới... Còn lại thì thay đổi theo bất kỳ cách nào tạo ra niềm vui cho trẻ em và phụ huynh. Hãy cho các con được nói, được tham gia game vui. Văn nghệ và thể thao sẽ gây thu hút. Các bản diễn văn hãy trở thành những bài nói ngắn trung bình không quá 200 từ. Tính ra bằng hơn 1/3 trang A4 là vừa. Tốc độ nói dễ nghe khoảng 100 từ /phút. Mỗi người Nói khoảng 2 phút là dễ nghe.

- Có một câu hỏi giả thiết như thế này, với tư cách là một phụ huynh học sinh, nếu anh nhận thấy những vấn đề diễn ra trong trường học là chưa hợp lý, chưa thiết thực, phản khoa học, thì anh sẽ làm gì? Nếu như đó là việc không thể thay đổi trong ngày một, ngày hai, thì anh có chọn giải pháp vẫn cho con mình tham gia những hoạt động đó không, nếu đó là bắt buộc?

Những gì cần thay đổi thì tôi nói với giáo viên. Thí dụ như hoạt động dạy thêm do các phụ huynh yêu cầu cô giáo dạy thêm còn riêng tôi không cho cháu học thêm suốt cấp tiểu học. Những cái khó thay đổi thì phải tác động bằng nhiều hướng từ phụ huynh đến truyền thông vì đây là sức ì của thói quen. Mình ngày xưa đã thích nghi được thì con mình cũng phải biết thích nghi.

Cảm ơn anh.

XEM THÊM:

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat Lễ khai giảng chưa đầy 5 phút của các em bé Việt ở xứ người

"Trẻ ăn mặc tự do, nhốn nháo, bố mẹ đứng lẫn với con", chị Sơn kể về khai giảng chớp nhoáng của con trai tại một ...

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat Nước mắt rơi trong ngày khai giảng đầu tiên vắng bóng thầy Văn Như Cương

Hàng nghìn học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh tham dự lễ khai giảng lần thứ 30 trong năm học mới, trong đó, những giọt ...

nhac si nguyen le tam con trai toi di khai giang ve noi phan phat bieu bao cao la phan chan nhat Con gái nhạc sỹ Trần Lập: 'Con nhớ cứ đến năm học mới là bố hay chụp ảnh con, để xem mỗi năm con lớn lên bao nhiêu'

Mới ngày nào Minh còn lẽo đẽo theo bố đi đá bóng, giờ đây chuẩn bị bước vào lớp 9, cái độ tuổi nhạy cảm “ẩm ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.