Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: 'Thu phí ca khúc 2000/bài/đầu máy ở karaoke, tôi nghĩ là rất khó!'

Liên quan đến sự kiện Hiệp hội công nghiệp ghi âm (RIAV) công bố thu phí bản quyền các quán karaoke với giá 2.000 đồng/bài hát/đầu máy. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, là tác giả của rất nhiều ca khúc đang được khách hàng sử dụng trong các quán karaoke. Tác giả “Vầng trăng khóc” đã có nhiều chia sẻ liên quan đến vấn đề này:
nhac si nguyen van chung thu phi ca khuc 2000baidau may o karaoke toi nghi la rat kho
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: 'Thu phí ca khúc 2000/bài/đầu máy ở karaoke, tôi nghĩ là rất khó!' (Ảnh: NVCC)

-Chào nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, vừa qua Hiệp hội công nghiệp ghi âm (RIAV) công bố thu phí bản quyền của các quán karaoke với giá 2.000 đồng/bài hát, là một nhạc sĩ có nhiều tác phẩm được khán giả yêu thích, anh đã được RIAV trao đổi về vấn đề này chưa?

Hiện tại tôi chưa thấy RIAV thông tin trao đổi với cá nhân tôi về vấn đề này.

-Anh nhìn nhận vấn đề này ra sao?

Những bài hát karaoke mà RIAV dự định thu phí, tôi đang băn khoăn không biết RIAV có sở hữu hợp pháp những bài hát ấy không? Và chi phí 2000/bài/1 đầu karaoke là khá cao, thực tế khả năng thu được có khả thi không? Và nếu thu được thì chi cho ai, và chi bao nhiêu?

Trong các bài báo tôi đọc, tôi chỉ thấy RIAV tuyên bố thu bao nhiêu, nhưng không thấy nói về vấn đề chi, chi bao nhiêu, chi cho ai?

-Bản quyền ở Việt Nam hiện vẫn đang gây tranh cãi có thói quen “xài chùa” của khán giả, Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam mà anh là thành viên đã làm gì để bảo vệ các ca khúc mà anh đăng kí bản quyền ở trung tâm?

Hiện tôi đang là thành viên của Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam, đã uỷ quyền cho Trung Tâm thu những lợi nhuận từ các tác phẩm của tôi từ các đơn vị sử dụng.

Năm 2008 khi ba phiên bản bài Vầng trăng khóc xuất hiện trên mạng và nhiều bài báo đặt nghi vấn Nguyễn Văn Chung đạo nhạc, tôi rất bức xúc. Vì vậy vào cuối năm 2008 tôi đã viết đơn gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, đề nghị xác nhận quyền tác giả của tôi đối với ca khúc Vầng trăng khóc. Trung tâm có hứa là sẽ chuyển đơn đến các nước bạn để làm rõ vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ có Lào trả lời rằng đó là bài dân ca miền núi của Lào.

nhac si nguyen van chung thu phi ca khuc 2000baidau may o karaoke toi nghi la rat kho

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung (trái) và ông Melvin Tan tại trụ sở COMPASS (Singapore)

Đến năm 2009, khi clip của ca sĩ người Trung Quốc do Công ty Thiên Lạc phát hành (9/2009) xuất hiện trên mạng, một lần nữa việc đạo nhạc lại xôn xao. Ngay sau đó tôi đã làm đơn kiện gửi Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam - nơi mà tôi ủy thác tác quyền những bài hát của mình - đề nghị Trung tâm làm những việc cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho tôi. Được biết, Trung tâm đã chuyển đơn này đến Liên minh quốc tế các hiệp hội nhạc và lời thế giới (CISAC). Và hơn 1 năm sau, vừa qua CISAC và VCPMC có những trả lời đối với trường hợp ca khúc Vầng trăng khóc nhân chuyến đi của tôi đến Singapore. Thật ra đây cũng chỉ là một chuyến đi kết hợp, việc chính là một số cán bộ liên quan đến lĩnh vực bản quyền đi tập huấn.

nhac si nguyen van chung thu phi ca khuc 2000baidau may o karaoke toi nghi la rat kho Quán karaoke lo đóng cửa nếu phải gánh phí 2.000 đồng một bài

Chủ các cơ sở kinh doanh karaoke cho rằng việc phải đóng thêm phí thường niên cho bài hát trong đầu thu không những đặt ...

Tại Singapore, họ đã chính thức cập nhật ca khúc Vầng trăng khóc với tên tác giả là Nguyễn Văn Chung trong phần mềm lưu trữ và quản lý thông tin toàn bộ ca khúc khu vực châu Á - MIS@ASIA - với mã số 6558306.Trong buổi họp mang tính chất thông báo, có đại diện của CISAC và COMPASS. Ông Melvin Tan, Giám đốc bộ phận giấy phép và giải quyết tranh chấp của Hiệp hội Nhạc sĩ và Nhà sản xuất Âm nhạc Singapore (COMPASS), người trực tiếp theo dõi vụ kiện này nói rằng, với những dữ liệu xuất hiện trên Internet (những clip) và trong công chúng (album được phát hành), thì phiên bản Vầng trăng khóc của Nguyễn Văn Chung xuất hiện đầu tiên, những clip và album có phiên bản giống bài Vầng trăng khóc của các ca sĩ Lào, Thái Lan, Campuchia và Trung Quốc xuất hiện sau đó đều không ghi tên tác giả. Với thực tế như vậy, COMPASS xem là vi phạm quyền tác giả và công nhận nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là tác giả của ca khúc Vầng trăng khóc.

Đây là sự kiện mang tính tiên phong ở Việt Nam, lần đầu tiên nhạc sĩ Việt Nam kiện các ca sĩ nước ngoài từ khi bản quyền âm nhạc được thực thi tại Việt Nam. Để thắng được vụ kiện đó, chính là nhờ Trung Tâm Bảo Vệ Quyền Tác Giả Âm Nhạc Việt Nam đã giúp đỡ tôi có được cuộc gặp 3 bên để giải quyết vấn đề tác quyền giữa tôi, Thái Lan và Trung Quốc tại Singapore.

nhac si nguyen van chung thu phi ca khuc 2000baidau may o karaoke toi nghi la rat kho
"Vầng trăng khóc, Nhật kí của mẹ, Chiếc khăn gió ấm, Con đường mưa... là loạt ca khúc được người nghe yêu thích và hát thường xuyên tại các quán karaoke". (Ảnh trong MV Nhật kí của mẹ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung)

-Ngoài bản quyền ca khúc, bản quyền Video ca nhạc của các nghệ sĩ thực hiện có nên tính chi phí? Bởi vì theo luật quảng cáo thì sử dụng hình ảnh của nghệ sĩ cũng phải được sự cho phép của nghệ sĩ đó? Anh nghĩ sao về vấn đề này?

Hiện tôi chỉ mới đọc được thông tin trên báo chí, cũng chưa thấy đơn vị nào kí hợp đồng bảo hộ tác phẩm hay các vấn đề liên quan. Thực tế, cũng chưa biết là RIAV đã thực hiện việc thu phí hay chưa? Bởi theo điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ, các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại, thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào đều phải trả tiền cho hai đối tượng là chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan (Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và của ca sĩ) theo thỏa thuận kể từ khi bắt đầu sử dụng.

Theo luật đó thì chắc chắn bản quyền video ca nhạc sẽ phải thu phí.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra ở đây là: Theo luật, các bản ghi âm của ca sĩ mới được thu tiền. Trong khi karaoke không có phần lời của ca sĩ hát mà chỉ có phần beat của nhạc sĩ, vậy thì đối tượng thụ hưởng quyền lợi trực tiếp ở đây phải là nhạc sĩ. Nhưng hàng ngày, hàng giờ có bao nhiêu khách hàng sử dụng ca khúc của nhạc sĩ, bản MV của ca sĩ thì không ai có thể kiểm soát được, cũng không thể chứng minh được. Nhìn đầu cuối sự kiện này, tôi thấy đây là việc bất khả thi.

-Xin cảm ơn anh đã chia sẻ!

Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Recording Industry Association of Vietnam, viết tắt RIAV) là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, phi chính phủ, phi lợi nhuận của các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất băng đĩa ghi âm (bao gồm các sản phẩm ghi âm, ghi hình) ở Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Hiệp hội là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về lĩnh vực mà tổ chức này hoạt động. Trụ sở chính được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiệp hội chính thức ra mắt ngày 12 tháng 11 năm 2003.
chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.