Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và hồi ức 'đau thương' về kho báu lì xì dịp Tết!

“Ông trùm” của những bản hit đình đám hào hứng chia sẻ những hồi ức vui buồn về Tết cổ truyền, không quên bật mí kí ức “đau thương” khi trót làm rơi mất kho báu lì xì năm 9 tuổi.
nhac si nguyen van chung va hoi uc dau thuong ve kho bau li xi dip tet
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và hồi ức 'đau thương' về kho báu lì xì dịp Tết.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung được công chúng hâm mộ qua những ca khúc về tình yêu và gia đình như: “Vầng trăng khóc”, “Nhật kí của mẹ”, “Chiếc khăn gió ấm”, “Con đường mưa”... Để có được vốn sống dày dặn như ngày nay, tuổi thơ của nhạc sĩ luôn có những kí ức khó quên. Tết là một trong những hồi ức đẹp tạo nên một Nguyễn Văn Chung với những sáng tác ấn tượng về gia đình như bây giờ. Cùng nghe anh chia sẻ về những kỉ niệm khó quên ở tuổi thơ mỗi dịp Tết đến xuân về:

“Tết luôn khiến mọi người có những cảm xúc đặc biệt. Với tôi, cái Tết mà tôi nhớ nhất là năm tôi 9 tuổi. Khi ấy mẹ tôi phát cho mỗi đứa 1 cái túi đeo bụng có hình con thú để đựng bao lì xì. Tôi và thằng em 4 tuổi chạy nhảy vui chơi mải mê thế nào mà làm rớt mất cả cái túi “kho báu” đầy phong bao lì xì ấy. Tôi buồn quá trời buồn luôn!

Những cái Tết khi tôi còn nhỏ, luôn nhớ Tết có mùi đặc trưng là hăng hăng xác pháo người ta đốt từ đêm Giao Thừa, tiếng đì đùng lần đầu tiên làm tôi giật mình, nhưng tôi không hề sợ mà chỉ thấy ồn thôi. Rồi sáng mùng 1 ra đường, thấy nhà ai cũng đầy xác pháo đỏ tươi thật là đẹp.

nhac si nguyen van chung va hoi uc dau thuong ve kho bau li xi dip tet
Gia đình nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung.

Tết của tôi luôn gắn liền với gia đình. Nhà tôi có truyền thống từ chiều Giao Thừa đến mùng 1, mùng 2, mùng 3 là mọi người đều ở nhà, ăn cơm cùng nhau, đi chơi cùng nhau, tiếp khách lại nhà cùng nhau và chụp những tấm hình kỷ niệm cùng nhau. Mùng 4, mùng 5 mới cho con đi chơi với bạn nhưng khi đó là hết Tết rồi.

Những năm gần đây, do 2 đứa em tôi phải qua Úc học tập và làm việc, không được về Tết, mẹ tôi không muốn 2 đứa buồn nên nhà tôi mấy năm nay không chụp hình kỷ niệm.

Năm nào cũng thế, gia quy nhà tôi là các con phải cùng ba mẹ quét dọn nhà cửa, dọn dẹp mọi thứ gọn gàng từ những ngày sát Giao Thừa, lau từ trên lầu xuống dưới nhà, những tay vịn cầu thang, phòng kho, quét bụi bàn học của mình. Nhà năm nào mẹ cũng chuẩn bị 1 cây mai thật to và thường mang về nhà lúc chiều Giao Thừa.

Tết ngày nay tôi có cảm giác càng ngày càng khác Tết ngày xưa, khác từ lúc Tết bắn pháo hoa chứ không đốt pháo Tết rồi. Nhưng càng ngày càng nhạt phai nhiều hương vị Tết, tôi cũng không hiểu tại sao, do mình lớn hay do cuộc sống nhiều thay đổi chăng?

Giờ đã lớn nên tôi không còn được lì xì nữa, giờ không đc lì xì lại còn phải lì xì cho tụi nhóc nên tết mất vui! (Cười).

Giờ đã làm cha, tôi hướng các con tuân theo những điều mà ba mẹ tôi vẫn làm cho tôi từ khi tôi còn nhỏ. Những ngày Giao Thừa chúng nó phải về sum vầy với gia đình, với ông bà, phải phụ giúp mọi người dọn dẹp ngày Tết. Và cũng được phát 1 cái túi hình thú để đựng bao lì xì.

nhac si nguyen van chung va hoi uc dau thuong ve kho bau li xi dip tet
"Ông trùm" của những bản hit luôn coi trọng những giá trị truyền thống của gia đình, với anh Tết là để sum họp.

Tết vui với thiếu nhi nhưng cực với người lớn, chắc hồi xưa ba mẹ tôi cũng thấy cực như tôi bây giờ, mình làm cha mẹ rồi nên thấy thương cha mẹ mình hơn.

Cái Tết năm nay là cái Tết đặc biệt nhất với tôi. Ba mẹ tôi qua Úc đón Tết với 2 đứa em nên năm nay là Tết đầu tiên tôi không được đón Tết với ba mẹ. Hôm trước tôi có nói đùa với mẹ: "Má nghĩ con lớn rồi nên má bỏ con sao? Con vẫn còn thích được lì xì mà!". Mẹ nói "con lớn rồi! Cho ba má đi chơi nữa với chớ. Ôm ấp các con hơn 30 năm rồi".

Thật là tôi không quen vì suốt 30 mấy cái Tết đón Tết cùng ba mẹ, nghĩ đến Tết này chỉ có mình và gia đình nhỏ thấy thiếu vắng. Năm nay, lần đầu tiên ba mẹ ăn Tết xa nhà nên tôi sẽ livestreams, giờ công nghệ hiện đại, tội gì không sử dụng để gắn kết gia đình và anh em.

Năm nay cả nhà sẽ về nhà ngoại ăn Tết, với tôi Tết là dịp để đoàn viên, sum họp, tạo sự gắn kết của gia đình và tổng kết lại thành quả một năm”.

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.