Nikkei Asian Review đưa tin, Nhật Bản mong muốn cho phép tổng cộng 250 du khách từ Việt Nam và Thái Lan nhập cảnh mỗi ngày, sớm nhất là vào tháng 7. Đồng thời, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe cũng đang đàm phán với Australia và New Zealand.
Tuy nhiên, Mỹ, Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc và Đài Loan có thể sẽ phải chờ đến mùa thu mới được phép nhập cảnh vào Nhật Bản.
Quyết định này đánh dấu tiến triển mới trong nỗ lực tìm cách nối lại hoạt động du lịch nhanh chóng và an toàn của Nhật bản khi các quốc gia/khu vực khác dần mở cửa trở lại.
Trung Quốc đã bắt đầu tiếp nhận khách du lịch công vụ từ Hàn Quốc đến một số khu vực nhất định trong nước từ tháng 5. Ủy ban châu Âu (EC) tuần trước khuyến nghị rằng các nước nằm trong hoặc liên kết với khối miễn hộ chiếu Schengen nên nới lỏng hạn chế đi lại với một số nước thứ 3.
Sàng lọc các ca dương tính với Covid-19 sẽ là chìa khóa để ngăn chặn đại dịch lây lan đến hoặc từ Nhật Bản. Du khách rời đất nước mặt trời mọc sẽ phải thực hiện xét nghiệm PCR và gửi hành trình di chuyển cho cơ quan chức năng.
Ngoài ra, du khách cũng phải tiến hành thêm một xét nghiệm PCR khác tại sân bay khi nhập cảnh Nhật Bản và chính quyền Tokyo khuyến khích sử dụng một ứng dụng theo dõi liên lạc.
Năng lực xét nghiệm hạn chế là một nguyên nhân chính khiến Nhật Bản không thể nối lại hoạt động du lịch với một số đối tác kinh tế gần gũi hơn, Nikkei đưa tin.
Năm 2018, tổng lượng khách đến Nhật Bản từ Việt Nam và 3 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán trung bình đạt khoảng 6.000 người/ngày. Tuy nhiên, Tokyo chưa quyết định nới rộng vòng tay với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan dù tổng lượng khách đến từ 4 quốc gia/khu vực này cao gấp 10 lần con số trên và chiếm khoảng 70% tổng lượng khách đến.
Theo Nikkei, Nhật Bản thực hiện được khoảng 950 xét nghiệm tại các sân bay trên khắp cả nước, vượt quá khả năng xét nghiệm của nước này khoảng 2.300 đơn vị. Tuy nhiên, dự định chỉ tiếp nhận 250 khách nhập cảnh mỗi ngày có thể giúp Nhật Bản xoay sở tốt trong mọi trường hợp bất ngờ.
"Để mở rộng danh sách ra Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, chúng tôi cần khoảng 10.000 xét nghiệm/ngày", Nikkei dẫn một nguồn tin chính phủ cho hay.
Hôm 18/6, Thủ tướng Shinzo Abe đã ra lệnh thành lập một cơ sở xét nghiệm COVID-19 riêng cho khách du lịch, cùng với giới thiệu các xét nghiệm PCR dựa trên nước bọt.
"Tình trạng 'cô lập' hiện nay có tác động rất lớn ngay tại thời điểm chúng tôi theo đuổi toàn cầu hóa", ông Abe nói với các phóng viên, đồng thời nhấn mạnh Nhật Bản cần phải mở rộng năng lực xét nghiệm.
Theo Nikkei, các bên cũng đang đưa ra các cân nhắc về ngoại giao. Mùa xuân năm nay, Trung Quốc đã đề xuất nới lỏng hạn chế đi lại theo khuôn khổ ba chiều với Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng Tokyo từ chối do xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.
"Khôi phục hoạt động du lịch đến và đi từ Trung Quốc trước Mỹ có thể ảnh hưởng đến quan hệ Nhật - Mỹ", một nguồn tin chính phủ Nhật Bản thông tin.
Nhật Bản đã quyết định không nới lỏng lệnh hạn chế đi lại với Mỹ do số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ quá cao, trong khi quan hệ ngoại giao gập ghềnh với Seoul cũng gây không ít trở ngại. Ngoài ra, Tokyo còn thừa nhận rằng chào đón du khách Đài Loan có thể chọc giận Bắc Kinh.
#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch Covid-19.
#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.
Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.
Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.
Kinh doanh 22:41 | 22/12/2020
Kinh doanh 11:17 | 20/11/2020
Kinh doanh 09:50 | 20/11/2020
Kinh doanh 14:30 | 12/11/2020
Tiêu dùng 14:53 | 28/10/2020
Kinh doanh 16:51 | 23/10/2020
Kinh doanh 10:04 | 22/10/2020
Kinh doanh 09:12 | 22/10/2020