Nhiều tuyến đường ở Đà Nẵng đội vốn hàng trăm, nghìn tỷ

Nhiều dự án ở Đà Nẵng "đội vốn" trong quá trình thực hiện như đường Trục I Tây Bắc đoạn Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A tăng 273 tỷ so với 376 tỷ ban đầu; đường Vành đai phía Tây điều chỉnh lần một từ 85,6 tỷ lên 244,5 tỷ (tăng 158,8 tỷ), điều chỉnh lần hai lên 359 tỷ (tăng 114,5 tỷ); đường Vành đai phía Tây 2 tăng 1.800 tỷ so với 87 tỷ dự kiến ban đầu,...

Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng được tổ chức mới đây, đại biểu đã đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đến việc phát sinh kinh phí "đội vốn" đền bù ở rất nhiều dự án, nhất là các dự án trọng điểm, động lực.

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Thanh Tâm cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ công tác khái toán, dự toán kinh phí đền bù, hỗ trợ tái định cư chưa được các đơn vị phối hợp khảo sát và tính toán đầy đủ, chính xác. 

Đặc biệt là việc chưa tính toán kỹ, cụ thể phương án tái định cư dự án nên dẫn đến khi triển khai thực hiện thiếu đất  bố trí tái định cư cho người dân thuộc diện giải tỏa, dẫn đến phát sinh kinh phí đền bù giải tỏa. 

Bên cạnh đó, thời gian chuẩn bị đầu tư dự án dài, đơn giá đền bù tại thời điểm chuẩn bị dự án so với lúc triển khai dự án chênh lệch lớn. Giá đất thực tế trên thị trường tăng nhanh và lệch nhiều so với bảng giá đất thành phố.

Về giải pháp trong thời gian tới, bà Tâm đề nghị các chủ đầu tư, quản lý dự án phải phối hợp chặt chẽ với Ban giải phóng mặt bằng các quận huyện, để khảo sát kỹ, rà soát, tính toán đầy đủ, chính xác khối lượng công tác đền bù giải tỏa của từng dự án trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, cần giao các quận huyện chủ trì, chịu trách nhiệm với công tác đền bù giải tỏa các dự án; gắn trách nhiệm người đứng đầu các chủ đầu tư, quản lý dự án, UBND các quận huyện triển khai thực hiện đầu tư xây dựng và đền bù giải tỏa. Đồng thời phân công Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố theo dõi, phụ trách trực tiếp từng địa bàn, từng dự án công trình trọng điểm để có sự chỉ đạo triển khai và tháo gỡ kịp thời.

Nhiều dự án động lực ở Đà Nẵng đội vốn hàng trăm tỷ đồng - Ảnh 1.

Tuyến đường Trục I Tây Bắc đoạn Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A đang thi công dang dở, đội vốn. (Ảnh: Chu Lai).

Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề của Thường trực HĐND thành phố về tình hình hoạt động của các Ban Quản lý dự án trực thuộc UBND thành phố và việc triển khai các công trình, dự án trọng điểm, cho biết: Thời gian qua công tác phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xác định khái toán kinh phí đền bù, tái định cư bước lập chủ trương đầu tư dự án còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa sử dụng các cơ sở dữ liệu về đất đai, dân cư, đo đạc…

Bên cạnh đó, Ban Quản lý dự án chỉ mới phối hợp bằng văn bản hành chính đến quận huyện, chưa thực hiện kiểm tra hiện trường và tham chiếu các dữ liệu có liên quan dẫn đến khái toán kinh phí đền bù thiếu chính xác, không sát với thực tế, phát sinh tăng nhiều lần trong quá trình thực hiện dự án, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.

Cụ thể, tuyến đường Trục I Tây Bắc đoạn Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A tăng 273 tỷ so với 376 tỷ ban đầu; tuyến đường Vành đai phía Tây điều chỉnh lần một từ 85,6 tỷ lên 244,5 tỷ (tăng 158,8 tỷ), điều chỉnh lần hai lên 359 tỷ tăng 114,5 tỷ,...Đặc biệt, đối với đường Vành đai phía Tây 2 tăng 1.800 tỷ so với 87 tỷ dự kiến ban đầu.

Vừa qua Thanh tra TP Đà Nẵng cũng đã công kết luận thanh tra việc thực hiện tuyến đường Vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1). 

Theo đó, qua kiểm tra cho thấy, tại thời điểm lập dự án, tư vấn chỉ xác định ảnh hưởng khoảng 117 hộ dân, trong đó có 95 hộ cần di dời, tái định cư (TĐC), đồng thời có 5 ha chuẩn bị để bố trí TĐC nên tư vấn lập dự án không đề xuất xây dựng khu TĐC. 

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện thì có 369 hồ sơ đất ở cần phải thu hồi, số lô đất cần để bố trí TĐC là 625 lô và quỹ đất để bố trí TĐC xung quanh dự án không đáp ứng. Ngoài ra, khi lập dự án xác định có 128 mộ, phương án di dời mộ không được đề cập nhưng khi triển khai thì có 1.192 mộ cần di dời,...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.