Chỉ số về kỹ năng quản lý
Phong cách thể hiện việc ra quyết định dựa trên nguyên tắc: tham dự, đồng thuận và độc đoán, thể hiện qua phong cách ra quyết định như: thể hiện vai trò của hiệu trưởng, đi tìm thực tế, điều tra, đi tìm thỏa hiệp, dựa vào tập thể. TS Lê Thị Ngọc Thúy |
Bàn về chỉ số này, TS Lê Thị Ngọc Thúy – cho rằng, người hiệu trưởng cần hội đủ những yếu tố sau:
Thứ nhất là kỹ năng giao tiếp có văn hóa. Theo TS Lê Thị Ngọc Thúy, để người hiệu trưởng thực hiện được, đòi hỏi phải tuân thủ theo nguyên tắc của cấu trúc hành vi giao tiếp có văn hóa bao gồm: Một là - Yếu tố nhận thức. Tức là hiểu biết ý nghĩa của các chuẩn mực và nắm được các quy tắc thực hiện hành vi giao tiếp được xã hội thừa nhận.
Hai là, yếu tố tình cảm. Thể hiện sự tin tưởng và mong muốn thực hiện các chuẩn mực giao tiếp, có động cơ đúng đắn thúc đẩy hành vi giao tiếp.
Ba là yếu tố ý chí. Người hiệu trưởng biết lựa chọn, sử dụng các phương tiện giao tiếp một cách đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng giao tiếp, với hoàn cảnh mục đích và chủ đề giao tiếp.
Thứ hai, kỹ năng ra quyết định của người hiệu trưởng nhà trường. TS Lê Thị Ngọc Thúy – nhấn mạnh: Điều đó được thể hiện trong thời điểm ra quyết định. Theo nhà tâm lý học xã hội Kurtlewil, kỹ năng ra quyết định là một trong những kỹ năng rất quan trọng để tạo nên sự thành công của tổ chức.
Dưới góc nhìn tâm lý thì nhà lãnh đạo cần chú trọng những xúc cảm của tập thể với việc ra quyết định. Một khi tỷ lệ thành viên của tập thể có xúc cảm đi ngược lại với việc ra quyết định thì người lãnh đạo phải biết cách làm giảm những xúc cảm đó đến mức nhỏ nhất rồi hãy ra quyết định.
Thứ ba, kỹ năng “phân vai” của lãnh đạo: là biểu tượng văn hóa, là thợ gốm, là nhà văn, là diễn viên, là bác sĩ…
Thứ tư, kỹ năng quản lý xung đột thông qua xác định những mục tiêu cao cả, thương thảo, trung gian hòa giải, xác định nhiệm vụ rõ ràng và tạo thuận lợi cho giao tiếp.
Phong cách lãnh đạo là sự cụ thể hóa của tư duy lãnh đạo. Ảnh minh họa/internet
Chỉ sổ về phong cách lãnh đạo
Một thực tế cho thấy: phong cách dân chủ với những nỗ lực nhằm tăng quyền tự chủ, khích lệ sáng tạo và cơ hội chịu trách nhiệm đến cùng về quan điểm và hành động được chứng minh là đảm bảo mang lại cam kết và hứng khởi trong hành động. TS Lê Thị Ngọc Thúy |
TS Lê Thị Ngọc Thúy – cho rằng, phong cách lãnh đạo trong tổ chức là một hợp phần quan trọng của văn hóa tổ chức vì người lãnh đạo là hình ảnh, tiếng nói đại diện cho một tổ chức.
Phong cách lãnh đạo là sự cụ thể hóa của tư duy lãnh đạo. Các phong cách độc đoán (top- down), dân chủ (bottom- up) hay tự do đều có những ưu điểm nhất định, tùy thuộc vào bối cảnh được vận dụng.
Tác phong lãnh đạo của người lãnh đạo là hình ảnh thường xuyên được các thành viên trong tổ chức cảm nhận được. Ở phương diện này, TS Lê Thị Ngọc Thúy đưa ra các yếu tố về văn hóa quản lý vừa dân chủ, vừa quân phiệt và vừa tham dự như:
Hợp tác, trao quyền, ủy quyền, đi đôi với xác định và sử dụng các nguồn nhân lực một cách thận trọng và hiệu quả, để dẫn dắt quá trình ra quyết định và định hướng các hoạt động hàng ngày của tổ chức, đa năng và chia sẻ quyền lực hay trao quyền/ủy quyền ra quyết định cho cấp dưới, quyết đoán trong việc ban hành các quyết định trong tổ chức.
“Ngoài ra, phong cách làm việc bài bản chuyên nghiệp dựa trên những những tiêu chuẩn thực thi và đánh giá kết quả thực thi sẽ làm tăng hiệu quả công việc của tổ chức” - TS Lê Thị Ngọc Thúy trao đổi.
Tác phong lãnh đạo của người lãnh đạo là hình ảnh thường xuyên được các thành viên trong tổ chức cảm nhận được. Ảnh minh họa/internet
Chỉ số phẩm chất nhân cách
Theo TS Lê Thị Ngọc Thúy, văn hóa quản lý phụ thuộc rất lớn vào trình độ học vấn và năng lực quản lý của người hiệu trưởng nhà trường. Nó được biểu hiện như: Khả năng uyên bác và sâu rộng về chuyên môn; Có tầm nhìn xa trong việc xây dựng và phát triển học thuật;
Luôn khuyến khích cho các thành viên trong tổ chức tham gia học hỏi và chia sẻ về các vấn đề chuyên môn; Có thái độ cầu thị học hỏi và phát triển chuyên môn; Có khả năng dẫn dắt các thành viên tham gia vào các hoạt động chung của tổ chức;
Thể hiện sự quan tâm, đồng cảm và chia sẻ với các thành viên trong việc giải quyết các vấn đề chung hoặc cá nhân; Có uy tín đối với tất cả mọi thành viên của tổ chức; Có khả năng chủ động và sáng tạo trong việc quản lý và xử lý các thông tin;
Biết cách định hướng cho các thành viên nhận thức được ý nghĩa của các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống trong tổ chức; Có kiến thức nhận diện sáng suốt và đánh giá chuẩn xác các hiện trạng văn hóa trong tổ chức để điều chỉnh, thay đổi và phát triển phù hợp với sự phát triển xã hội.
"Nhìn chung, văn hóa quản lý của Hiệu trưởng các trường phổ thông là một cách tiếp cận rất đáng được quan tâm trong việc xác định năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường phổ thông ở Việt Nam. Văn hóa quản lý của hiệu trưởng phổ thông Việt Nam chỉ được phát triển khi các nhà nghiên cứu xây dựng khung năng lực văn hóa quản lý dựa trên các chỉ số văn hóa quản lý của Hiệu trưởng với những chuẩn đầu ra mang giá trị gần với “thuật” quản lý, lãnh đạo để lý giải sự thành công của một hiệu trưởng không chỉ có nền học vấn mà còn hội tụ nhiều thế mạnh về văn hóa quản lý được tích lũy trong tình huống quản lý thực tiễn nhà trường" - TS Lê Thị Ngọc Thúy. |