Những điều có thể bạn chưa biết về Thần đạo Nhật Bản

Thần đạo ra đời tại Nhật Bản, là tôn giáo từ cổ đại đến hiện đại và thấm sâu vào văn hóa đời sống của người Nhật. 
Ảnh: M.Japan

Thần đạo là gì?

Thần đạo là tôn giáo được ra đời tại Nhật Bản. Đây là tôn giáo dân tộc mà người Nhật tin theo từ thời cổ đại đến nay, hiện nay, Thần đạo cũng thấm sâu vào toàn bộ văn hóa đời sống của người Nhật.

Ở Nhật Bản có rất nhiều đền thờ các vị thần trong Thần đạo trên cả nước - thu hút rất đông người dân đến đền làm lễ và cũng thu hút đông khách du lịch tới chiêm ngưỡng, cảm nhận.

Sự bắt đầu của Thần đạo

Ảnh: M.Japan

Người ta cho rằng Thần đạo được ra đời vào khoảng năm 200 trước Công Nguyên nhưng không ai biết chính xác vào thời gian nào.

Nhiều vị thần trong Thần đạo là thần thiên nhiên như thần núi, thần mặt trời... Vì Nhật Bản là quốc gia có nhiều thiên tai như động đất, bão nên thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người. Sự thành kính và nỗi sợ với thiên nhiên gắn liền với tín ngưỡng của Thần đạo.

Đền thần là nơi thờ các vị thần trong Thần đạo. Tín ngưỡng với các vị thần phát sinh ở các địa phương của Nhật Bản dần được định hình theo sự thống nhất của Nhật Bản. Khi Phật Giáo vào Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 6 thì tín ngưỡng vốn có của Nhật Bản đã được thể hiện bằng cụm từ "Thần đạo".

Thế giới quan và các vị thần trong Thần đạo

Ảnh: M.Japan

Trong thế giới của Thần đạo không phải chỉ có một vị thần mà có rất nhiều vị thần đến mức đã có cụm từ "8 triệu vị thần". Các vị thần trong Thần đạo cũng được biết đến là rất gần gũi với con người.

Ảnh: M.Japan

Trong Thần đạo, người ta thường tôn thờ thiên nhiên như mặt trời, núi,...như các vị thần. Tuy nhiên không phải chỉ có thiên nhiên mới trở thành thần. Những nơi có liên quan đến sinh hoạt của con người đều được tôn thờ thành vị thần như thần bếp. Trong đó cũng có cả con người được tôn thờ như vị thần. Di sản văn hóa thế giới Nikko Toshogun là đền thần thờ Tokugawa - võ sĩ Samurai đã mở ra thời kỳ Taihei vào những năm 200.

Những người làm việc trong đền

Những người làm việc trong đền được gọi là Shinshoku. Tùy theo quy mô, lịch sử của đền mà khác nhau nhưng nhìn chung có 3 người phụ trách chính là Guji, Negi, Gonnegi. Về nguyên tắc thì Guji và Negi ở các đền thần là từng người riêng biệt.

Ảnh: M.Japan

Mối liên hệ giữa người Nhật và Thần đạo

Thần đạo ở Nhật Bản có khoảng 106 triệu người (gần như toàn bộ dân số) theo và đi lễ. Vào những ngày có nghi lễ quan trọng thì họ đều xem theo lịch của Thần đạo, khi năm mới đến, gần như toàn bộ người Nhật đều đến các đền thần để cầu nguyện một năm mới hạnh phúc, may mắn. Họ thường đến đền để cầu mong học hành đỗ đạt nếu sắp thi cử, mong được kết duyên nếu đang yêu, mong việc sinh đẻ được thuận lợi nếu đang mang thai, mong cho các em bé khỏe mạnh...

Nếu có dịp tới thăm đất nước mặt trời mọc, bạn hãy dành thời gian đến các đền thần để cảm nhận rõ hơn về Thần đạo và về văn hóa của Nhật Bản.

Bạn đã biết 7 chỗ nghỉ 'như thiên đường' ở Nhật?

Tỉnh Saitama nằm ở phía Bắc Tokyo, nơi vẫn còn lưu giữ khu phố cổ với rất nhiều điểm tham quan, thiên nhiên tươi đẹp ...

Nhật Bản đẹp 'say lòng người' mùa hoa đỗ quyên

Hoa đỗ quyên ở Nhật Bản nở từ đầu mùa xuân cho tới đầu mùa hè, tạo nên cảnh sắc vô cùng quyến rũ.

Những góc khuất trong cuộc sống gia đình của người Nhật Bản

Một nhiếp ảnh gia người Singapore đã ghi lại những góc khuất trong cuộc sống hàng ngày tưởng như luôn hoàn hảo của người Nhật ...

Việt Anh

chọn
IDJ báo lãi quý I nhờ dự án Mũi Né, sẽ hạn chế làm dự án mới và giảm vay nợ tài chính
Quý I/2024, IDJ lãi sau thuế hơn 15 tỷ đồng với doanh thu chủ yếu đến từ dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cho biết sẽ hạn chế phát triển các dự án bất động sản mới và đẩy tỷ trọng vay ngân hàng, vay trái phiếu xuống mức rất thấp.