1. Không lên lịch trình chi tiết
Bất kể một chuyến đi nào, để tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa, chúng ta luôn phải thiết lập một kế hoạch và lịch trình cụ thể.
Vòng cung Đông và Tây Bắc có rất nhiều điểm đến hấp dẫn nhiều phượt thủ, có thể kể như: Mai Châu (Hòa Bình) – Mộc Châu – Tà Xùa (Sơn La) – Mù Cang Chải (Yên Bái) – Sapa – Ô Quy Hồ (Lào Cai) – Hoàng Su Phì – TP Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc (Hà Giang) – Thác Bản Giốc (Cao Bằng) – Bắc Sơn (Lạng Sơn),…
Sapa là một trong những cung đường được nhiều người lựa chọn bởi cảnh đẹp hút hồn. Ảnh: Anh Vân |
Do đó, bạn cần xác định những vấn đề sau:
Thời gian: tùy thuộc vào số km từng chặng đi mà lựa chọn thời gian đi cho thích hợp).
Tìm hiểu cung đường: ở cung đường đó có nhiều khúc cua hay không? Đường sỏi, đường đá hay đường đất).
Tìm hiểu về địa điểm đó: văn hóa, phong tục - tập quán...
Chủ động trong việc đặt phòng nghỉ ngơi và dịch vụ ăn uống: Nếu bạn muốn khám phá theo kiểu đi đến đâu đặt dịch vụ sau tới đó thì đây là suy nghĩ sai lầm. Nó chỉ đúng khi bạn có đầy đủ hiểu biết về địa điểm đó. Vì vào những ngày lễ hội như: Tết độc lập ở Mộc Châu, tuần lễ văn hóa ở Mù Cang Chải nếu bạn không đặt hoặc tham khảo từ trước thì việc full phòng là rất lớn. Khi đến đó bạn sẽ bị thụ động và ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí.
Đường đèo Đông – Tây Bắc quanh co và rất nguy hiểm nếu đi vào buổi tối. Do đó, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về lịch trình để chọn cung đường phù hợp nhất, nếu không bạn bạn sẽ trở về với tâm thế thất vọng.
2. Không xem dự báo thời tiết
Ở vùng Đông - Tây Bắc thường rất khó để xác định thời tiết như dưới miền xuôi. Vào buổi sáng sớm sương mù dày đặc có thể kèm theo mưa phùn và nhiệt độ xuống thấp, nhưng đến trưa nhiệt độ lại lên cao đột ngột. Hoặc cũng có thể những cơn mưa bất chợt đến và đi không báo trước. Do đó, để đảm bảo cho chuyến đi được thuận lợi bạn nên theo dõi tình hình thời tiết tại khu vực đó trong khoảng từ 2-3 ngày trước khi đi. Nếu dự báo thời tiết có mưa giông kéo dài hoặc bão lũ, nên lùi lịch sang đi ngày khác.
Buổi sáng ở vùng núi cao thường có sương xuống, nhiệt độ xuống thấp. Ảnh: Anh Vân. |
3. Không chuẩn bị đầy đủ đồ đạc
Đối với những người đi phượt lần đầu ờ khu vực Đông - Tây Bắc rất dễ nảy sinh tâm lí: mang quá nhiều hoặc mang quá ít đồ đạc. Do vậy, cần xác định mang “đủ” tức là bạn cần liệt kê chi tiết những vật dụng mang đi như: đồ vệ sinh cá nhân, quần áo, mũ nón, kem chống nắng…nên hạn chế ở mức thấp nhất để việc di chuyển được dễ dàng.
Hãy lên kế hoạch chuẩn bị và sắp xếp đồ đạc cá nhân cho mình trước chuyến đi. Ảnh: Minh họa. |
Một sai lầm tối kỵ của rất nhiều người lần đầu phượt vùng núi phía Bắc là quá lơ là “bạn đồng hành”. Nên nhớ địa hình vùng núi khác hoàn toàn với địa hình dưới xuôi không phải địa hình bằng phẳng với những con đường bê tông. Do vậy, nếu xe máy không được thay dầu nhớt và kiểm tra săm lốp, đèn pha, phanh, còi thì sẽ rất nguy hiểm cho người lái.
Lưu ý rằng hiệu sửa xe ở những điểm vùng cao không có nhiều và dễ kiếm, nên đừng quên chuẩn bị sẵn dụng cụ sửa xe để trong cốp. Hãy học cạc tự sửa xe ở mức cơ bản để có thể chủ động trên đường đi.
5. Không mang giáp và đồ bảo hộ cá nhân
Mang giáp tay, giáp chân, đội mũ bảo hiểm che ¾ đầu, khăn đa năng, áo mưa, kính mắt, găng tay….là những việc làm cần thiết cho bất kỳ ai đi phượt đặc biệt trên những cung đường Đông – Tây Bắc. Nó giúp bạn tự tin, yên tâm và thoải mái hơn khi di chuyển liên tục trên cung đường dài. Đồng thời, khi đi hãy chú ý quan sát biển báo hiệu bên đường và giảm tốc độ để tránh gặp phải những rắc rối không đáng có.
Những vật dụng tối thiểu nhất bạn cần có là đồ bảo hộ cho chính mình. Ảnh: Cảnh Nguyễn. |
6. Mặc váy và đi giày cao gót.
Ở vùng Đông – Tây Bắc chủ yếu là di chuyển bằng đi bộ do địa hình ở đây chủ yếu là đèo núi, gập ghềnh và nhiều sỏi đá. Vì vậy, đã đến với vùng miền núi thì một điều tối thiểu nên tránh là mang theo trang phục rườm rà, không tiện di chuyển. Thay vì thế, hãy đổi phong cách mạnh mẽ và khỏe khoắn với những chiếc quần thoải mái cùng đôi giày mềm mại để bảo vệ chân.
Ảnh: Cao Anh Tuấn. |