Anh H. cùng vợ kêu cứu vì việc con 11 tuổi bị xâm hại tình dục. Ảnh: Nguyễn Yên. |
Liên quan đến bài viết, “Điều tra nghi vấn bé gái 11 tuổi bị người đàn ông 70 tuổi xâm hại tình dục” được đăng tải vào ngày 27/10, Luật sư Nguyễn Trung Trực – Văn phòng Luật sư Phan Law Việt Nam (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết, trong trường hợp, gia đình bé gái 11 tuổi viết đơn tố cáo và trình báo thì sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm, Cơ quan điều tra phải tiến hành phân loại, xác minh sơ bộ ban đầu.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng (Khoản 2 Điều 103 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2003).
Sau khi khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ việc. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can (Khoản 1 Điều 126 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003).
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra do Cơ quan điều tra chuyển sang thì Viện kiểm sát ra một trong những quyết định sau đây:
a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Trong trường hợp, Viện kiểm sát ra bản cáo trạng truy tố bị can thì vụ án sẽ được đem ra xét xử trước Tòa án.
Thứ hai, đối với hành vi xâm hại tình dục trẻ em, “cụ ông” có thể bị xử lý như thế nào?
Trước hết, để xác định việc “cụ ông 70 tuổi” sẽ bị xử lý như thế nào trong trường hợp xâm hại bé gái 11 tuổi thì chúng ta cần hiểu rõ như thế nào là xâm hại tình dục trẻ em?
Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (Khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016).
Như vậy, nếu trong trường hợp xác định cụ ông 70 tuổi xâm hại tình dục đối với bé gái 11 tuổi thì tùy theo hành vi mà cụ ông 70 tuổi có thể bị xử lý theo một trong những tội danh sau:
Tội hiếp dâm trẻ em: theo đó mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (Điều 112 Bộ luật Hình sự 1999),
Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 Bộ luật Hình sự 1999), theo đó:
Người phạm tội có thể bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Trong trường hợp, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
Phạm tội nhiều lần;
Đối với nhiều trẻ em;
Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
Gây hậu quả nghiêm trọng;
Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Về vấn đề giám định pháp y màng trinh bé H. không rách, không có tinh trùng trong âm đạo thì có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, tạm giam đối tượng Kh. để điều tra không?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khởi tố vụ án và tạm giam để điều tra là hai vấn đề khác nhau.
Về khởi tố vụ án
Theo Điều 100 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu phạm tội. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
1. Tố giác của công dân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;
3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;
5. Người phạm tội tự thú.
Về việc tạm giam ông Kh để điều tra
Có hai trường hợp:
Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt (Khoản 1 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003)
Theo Luật sư, trường hợp Kh. trong bài báo nêu trên bị Cơ quan điều tra bắt “tạm giam 01 ngày và thả ra sau đó” chính là việc Cơ quan điều tra tạm giữ ông Kh để lấy lời khai. Tuy nhiên, do chưa có đủ chứng cứ chứng minh ông Kh phạm tội nên theo quy định, sau 24 giờ Cơ quan điều tra phải trả tự do ngay cho ông Kh.
Còn nếu muốn tạm giam ông Kh. để điều tra thì Cơ quan điều tra Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền phải có căn cứ chứng tỏ ông Kh. sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Như vậy, có thể thấy được rằng, kết luận giám định pháp y trong vấn đề này chính là một trong những căn cứ để cơ quan xác định người phạm tội và ra quyết định khởi tố bị can theo trình tự thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, để có thể khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử thì ngoài giám định pháp y cần có đầy đủ các chứng cứ chứng minh theo quy định của pháp luật.
Điều tra nghi vấn bé gái 11 tuổi bị người đàn ông 70 tuổi xâm hại tình dục
Theo đơn tố cáo của gia đình, lợi dụng sự quen biết, cụ ông 70 tuổi đã liên tục có hành vi xâm hại tình ... |