Ngày 26/11/1977, băng cướp vào nhà trẻ xưng là người nhà của ToRo, muốn đưa bé ra ngoài. Hai cô giáo trẻ không đồng ý thì bị chúng rút súng Walther P-38 ra đe dọa - Ảnh dựng lại từ hiện tường vụ án. |
Ngày 26/6/1977, rời nhà hát sau ca diễn, nghệ sĩ Kim Cương không biết bị Nguyễn Thanh Tân (đối tượng cầm đầu một băng cướp nguy hiểm nhất Sài Gòn lúc bấy giờ) bám theo về căn nhà trên đường Hoàng Diệu (quận Phú Nhuận). Sau đó, bọn cướp tìm ra được nơi gửi bé Trần Trọng Gia Vinh (hay còn gọi là ToRo, 5 tuổi, con trai nghệ sĩ Kim Cương) là nhà trẻ Vườn Hồng (đường Trương Công Định, quận 3).
Ngày 26/11/1977, Tân cùng đàn em đem theo súng xông vào nhà trẻ khống chế đưa bé ToRo lên xe 67 tẩu thoát. Sau đó, bọn chúng tự xưng là người của tổ chức Hải Phong, yêu cầu nghệ sĩ Kim Cương giao 100 lượng vàng để chuộc con trai. Trong cuộc họp ngày 27/11/1977, lãnh đạo công an yêu cầu bằng mọi giá phải đưa bé ToRo về nhà an toàn. Đội SBC do Đại úy Võ Tấn Thành (hay còn gọi là Hai Thành) làm đội trưởng đã tung nhiều trinh sát tinh nhuệ lần theo mọi đầu mối nhưng không phát hiện ra bất cứ dấu vết nào.
Sau khi khống chế 2 cô giáo, nhóm cướp đưa bé ToRo lên xe 67 tẩu thoát - Ảnh dựng lại từ hiện tường vụ án. |
Các cuộc gọi tiếp theo, Tân đã hạ tiền chuộc xuống còn 20 lượng vàng và được gia đình nghệ sĩ Kim Cương chấp nhận. Sau đó, Tân yêu cầu nghệ sĩ Kim Cương lái xe qua Cát Lái sẽ thấy mật thư ở cây cột điện thứ 4, vợ chồng nghệ sĩ Kim Cương được hướng dẫn lái xe đi Thủ Đức, về Bình Triệu rồi về lại quận 1 nhằm cắt đuôi nếu có cảnh sát theo dõi. Đến ngã ba Trương Minh Ký - Trương Định, hai đàn em của Tân thấy không ai theo dõi nên bám theo ôtô của nghệ sĩ Kim Cương.
Chúng áp sát giao chiếc áo bé ToRo làm tin để nhận vàng nhưng không thả bé trai mà rú ga phóng mất dạng. Các trinh sát không dám đeo bám vì lo ngại sự an nguy của bé trai nếu băng bắt cóc phát hiện sự việc.
Vài ngày sau, nghệ sĩ Kim Cương nhận điện thoại của nhóm Tân kêu vợ chồng bà đến Bưu điện thành phố trước nhà thờ Đức Bà để đón con. Sau đó Tân và đàn em dắt bé ToRo đến gần điểm hẹn để giao lại cháu bé. Nhiều trinh sát mật phục, giăng bẫy bắt nhóm này nhưng khi đến nơi họ chỉ thấy bé ToRo đứng khóc trước Bưu điện thành phố.
Chúng áp sát giao chiếc áo bé ToRo làm tin để nhận vàng nhưng không thả bé trai mà rú ga phóng mất dạng - Ảnh dựng lại từ hiện tường vụ án. |
Do thông tin về các cuộc trao đổi giữa gia đình nghệ sĩ Kim Cương với nhóm cướp đều được phía gia đình bị hại giấu kín, nhóm tội phạm lại rất tinh vi khi dùng ám hiệu, mật mã sơ đồ như hoạt động tình báo, dùng điện thoại tự động giấu số... nên quá trình điều tra của đội trọng án gặp bế tắc.
Vài ngày sau, nghệ sĩ Kim Cương nhận điện thoại của nhóm Tân kêu vợ chồng bà đến Bưu điện thành phố trước nhà thờ Đức Bà để đón con. Sau đó Tân và đàn em dắt bé ToRo đến gần điểm hẹn để giao lại cháu bé. Nhiều trinh sát mật phục, giăng bẫy bắt nhóm này nhưng khi đến nơi họ chỉ thấy bé ToRo đứng khóc trước Bưu điện thành phố.
Trở về nhà, bé ToRo kể lại khi bị bắt cóc được ở tại một ngôi nhà có nhiều rơm, rạ. Trước cửa nhà có một ống khói to và trong bữa ăn có một bà già và nhiều cậu bạn với các tên gọi như "Bé Sáu", "Đức Mập", Cậu Tư, Chú Sáu...
Nhiều trinh sát được tung đến điểm giao nhận để giăng bẫy bắt nhóm này nhưng khi đến nơi họ chỉ thấy bé ToRo khóc trước Bưu điện thành phố - Ảnh dựng lại từ hiện tường vụ án. |
Gần một năm sau vụ bắt cóc con trai nghệ sĩ Kim Cương, thành phố lại rúng động khi xảy ra vụ trọng án khác liên quan đến giới văn nghệ sĩ. “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga cùng chồng đã chết thảm trong một vụ án gây chấn động Sài Gòn.