Nỗi đau axit (Kỳ cuối): Đi chợ axit giữa Sài Gòn

Sau hàng loạt vụ án liên quan đến axit làm nạn nhân chịu đau đớn về thể xác lẫn tinh thần nhưng loại hóa chất chết người này vẫn có thể mua dễ dàng tại TP HCM.
noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon Nỗi đau axit (Kỳ 1): Đòn thù tàn độc
noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon Nỗi đau axit (Kỳ 2): Ca axit oan nghiệt
noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon Nỗi đau axit (Kỳ 3): Ai trả lại công bằng cho tôi?
noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon Nỗi đau Axit (Kỳ 4): Hành trình gian khổ tìm lại 'hình hài'
noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon Nỗi đau axit (Kỳ 5): Không chỉ là nỗi đau thể xác!

Người bán cảnh giác

noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon
Mua axit tuy đã khó hơn trước nhưng vẫn có thể mua được.

Dù Luật Hóa chất ra đời từ năm 2007 và Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 28/2010/TT quy định cụ thể về nội dung ghi phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc... nhưng thực tế axit đang được bán một cách công khai trên địa bàn TP.HCM. Chúng được bán nhiều và rẻ đến nỗi không ít người ví mua hóa chất độc hại dễ như mua rau cỏ.

Có mặt tại chợ Kim Biên nơi có trên 20 gian hàng kinh doanh axit các loại. Ghé vào một cơ sở phía cuối chợ, chủ cửa hàng có vẻ lưỡng lự rồi đặt hàng loạt câu hỏi về mục đích sử dụng khi nghe chúng tôi hỏi mua axit.

Sau một hồi “tra khảo” và biết chúng tôi mua axit để tẩy rửa bề mặt kim loại, người bán hàng xởi lởi cho biết có hai loại của Trung Quốc và ngoại nhập có giá từ 30.000 đồng/lít đến hơn 100.000đồng/lít tùy loại. “Sử dụng cái này cẩn thận đó, loại này tuột da như chơi”, người bán hàng khoảng 40 tuổi đưa một lít axit sunfuric đặc cho chúng tôi và căn dặn.

noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon
Một lít axit có thể làm hại cuộc đời một con người nhưng mua dễ với giá chỉ vài chục ngàn tại chợ Kim Biên.

Chúng tôi ghé vào một của hàng khác cách đó không xa để hỏi mua axit, chị chủ ở đây cũng tỏ ra cảnh giác hỏi đủ kiểu. Giải thích mình cần mua axit để tẩy rửa nền quán cà phê, chị chủ mới tỏ vẻ yên tâm rồi cởi khẩu trang để nói chuyện.

Chị này cho biết để tẩy gạch thì mua loại loãng là được, không cần mua loại đậm đặc không biết sử dụng dễ gây hại. “Nếu sàn quán em ám nhẹ thì dùm loại thường, còn ám lâu năm thì chị đưa loại nặng hơn. Axit chị bán không làm tuột da nhưng dính vào mắt là mù như chơi nên em làm phải cẩn thận”, chị bán hàng cho hay.

Sau một hồi nghe chị này hướng dẫn, chúng tôi quyết định mua một lít axit clohidric với giá 10.000 đồng để ra về rồi chuyển hướng sang khu bán hóa chất trên đường Tô Hiến Thành và khu vực gần chơ Tân Bình.

Hầu hết những nơi chúng tôi ghé, nhân viên bán hàng đều cảnh giác nhưng khi nói được nhu cầu hợp lý như tẩy rửa gạch bông, gạch men, sắt thép hay sinh viên mua về nghiên cứu là có thể mua được cả chục lít một cách dễ dàng.

Khó quản lý và khung hình phạt chưa cao

noi dau axit ky cuoi di cho axit giua sai gon
Việc mua bán hóa chất độc hại đến nay vẫn khó quản lý.

Cuối tháng 5 vừa qua trong cuộc họp nhằm tìm giải pháp sớm di dời chợ Kim Biên với các sở ban nghành liên quan, ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã chỉ đạo: “Người mua hóa chất lẻ phải xuất trình CMND, giống như ở khách sạn phải đăng ký lưu trú. Người bán không chấp hành mà để xảy ra phạm pháp hình sự, người phạm tội khai báo mua hóa chất ở địa chỉ đó thì người bán phải chịu trách nhiệm”.

Tuy nhiên, qua một vòng khảo sát của phóng viên, chỉ cần nói được mục đích sử dụng hợp lý và đồng ý với mức giá cơ sở bán axit đưa ra là có ngay axit mà không cần làm một loại thủ tục hay xuất trình một loại giấy tờ gì.

Theo ông Phan Hoàn Kiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, từ năm 2014 đến hết quý I-2016, Chi cục đã kiểm tra, phát hiện hàng trăm vụ vi phạm kinh doanh hóa chất không rõ nguồn gốc, nhập hóa chất độc hại. Chi cục cũng đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra thụ lý nhiều vụ nhập lậu hóa chất.

“Dù có xử lý nhiều nhưng tình trạng kinh doanh hóa chất lậu, không rõ nguồn gốc tại TP HCM vẫn còn phức tạp. Vì hám lợi nên người mua hóa chất về sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng vượt ngưỡng giới hạn cho phép gây nguy cơ về mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng”, ông Kiếm cho biết thêm.

Dưới góc độ luật gia, luật sư Trương Minh Tùy, Công ty luật TNHH Đại Việt Luật cho biết : “Theo khoản 4 (Bộ luật Hình sự 1999): Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Nhưng trường hợp tạt axit gây thương tật rất khó áp dụng vì hậu quả thường không chết người mà chỉ bị cố tật nặng”.

Luật sư Tùy cũng gợi ý, các cơ quan có chức năng cần kiểm soát chặt việc quản lý hóa chất, có hóa đơn đầu ra đầu vào, hóa đơn bán lẻ có tên và địa chỉ người mua để truy. Việc xử phạt cần tăng mức tiền và buộc thu hồi giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp hay cửa hàng hoặc có thể phải liên đới chịu trách nhiệm trong vụ án hình sự. Có như vậy, mới có thể ngăn chặn việc bán hóa chất tràn lan và thiếu kiểm soát như hiện nay.

Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa phần tạt axit vào Điểm b, Khoản 1, Điều 134 BLHS 2015 nhưng hiện chưa có hiệu lực phải chờ Quốc Hội đính chính để thông qua và áp dụng năm 2017 hy vọng sẽ giải quyết vấn nạn này.

Thông thường dùng axit tạt vào người khác là vi phạm điểm a, khoản 1, điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 qui định như sau:

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác Khoản 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;..”

Do Axit được xem là hung khí nguy hiểm nên sẽ bị xử lý bất kể thương tật là bao nhiêu % với mức hình phạt như trên là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trong trường hợp tỉ lệ thương tật cao thì có thể bị phạt tù đến 7 năm (khoản 2) hoặc 15 năm (khoản 3) được qui định như sau:

Khoản 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Khoản 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

Căn cứ vào kết quả giám định thương tật của cơ quan có chuyên môn thẩm quyền.

Luật sư Trương Minh Tùy, Công ty luật TNHH Đại Việt Luật

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.