Nữ tài xế lái Mercedes lạng lách trên phố: Sử dụng chất kích thích khi lái xe bị xử lý thế nào?

Không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng coi hành vi của người có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.

Theo Zing.vn đưa tin, chiều 30/8, cảnh sát truy đuổi chiếc ôtô 4 chỗ hiệu Mercedes lạng lách trên đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Đến giao lộ đường Nguyễn Chí Thanh - Hùng Vương, lực lượng chức năng chặn được phương tiện này.

Khi được mời xuống xe làm việc, nữ tài xế khoảng 30 tuổi không chấp hành. Một lúc sau, người này mới mở cửa bước ra.

Nữ tài xế xuống xe với biểu hiện "phê" chất kích thích. Trên ôtô có một số vật giống bóng cười.

nu tai xe lai mercedes lang lach tren pho su dung chat kich thich khi lai xe bi xu ly the nao
Cảnh sát khống chế cô gái tại ngã tư (Ảnh: VietNamNet)

Chế tài xử lý hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng bị kích thích do sử dụng chất kích thích được pháp luật quy định thế nào?

Pháp luật hình sự hiện hành chưa có điều khoản quy định riêng biệt đối với người phạm tội trong tình trạng bị kích thích do nghiện ma túy, do “ngáo đá”.

Theo quy định tại Điều 13 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự..

Pháp luật hiện hành không coi người bị “ngáo đá” là người mắc bệnh tâm thần do họ đã chủ động sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, BLHS cũng không quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong tình trạng say rượu, có sử dụng ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.

Vì vậy, người phạm tội trong tình trạng “ngáo đá” vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện theo tội danh và hình phạt tương ứng mà BLHS đã quy định như người bình thường.

Ngoại trừ một số tội phạm tại các điều luật được quy định trong BLHS, nhà làm luật coi tình tiết này là yếu tố cấu thành cơ bản, như: Tội “Điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ”, tội “Điều động hoặc giao cho người không đủ điều khiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường sắt”; hoặc cấu thành tăng nặng định khung hình phạt, như: Tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt”, tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy” quy định tại các điều 263, 264, 270, 271, 260, 267, 271 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), … thì hầu như không có điều luật nào quy định phạm tội trong tình trạng có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác là yếu tố cấu thành cơ bản hoặc cấu thành tăng nặng hình phạt hay coi đó tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định trong Phần Chung của BLHS.

Khoản 7 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

Điều 260 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, có quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo đó, tại điểm b khoản 2 Điều này, quy định:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

Không chỉ trong lĩnh vực pháp luật hình sự, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng coi hành vi của người có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác, mà đang điều khiển phương tiện tham gia giao đồng đường bộ là hành vi vi phạm hành chính, là đối tượng xử phạt vi phạm.

Theo Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016, viết tắt Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

+ Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Khoản 11 Điều 5 Nghị định này, quy định: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có giấy phép lái xe hoặc phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng (trong trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

Ngoài ra, tại điểm c khoản 9 của Điều này cũng quy định: “Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền cùng mức phạt với hành vi nêu trên.”

+ Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Khoản 11 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

+ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Khoản 8 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, quy định: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng (trong trường hợp có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.

nu tai xe lai mercedes lang lach tren pho su dung chat kich thich khi lai xe bi xu ly the nao Thủ tục đăng ký tạm trú tại nhà thuê

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được ...

nu tai xe lai mercedes lang lach tren pho su dung chat kich thich khi lai xe bi xu ly the nao Đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?

Tùy phương tiện mà người tham gia giao thông điều khiển sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau đối với lỗi vi phạm đi ...

nu tai xe lai mercedes lang lach tren pho su dung chat kich thich khi lai xe bi xu ly the nao Người chưa đủ tuổi lái xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.