Nước Anh ra tối hậu thư yêu cầu ngành công nghiệp xe hơi phải sớm từ bỏ nhiên liệu hoá thạch

Thời gian Chính phủ Anh cho phép các công ty sản xuất xe hơi từ bỏ nhiên liệu hoá thạch là 15 năm, theo CNN Business.

Theo đó, Anh sẽ cấm bán ô tô chạy xăng dầu mới bắt đầu từ năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Tuyên bố này vô hình chung đã gây áp lực lên ngành công nghiệp ô tô đang phải vật lộn để đối phó với sự sụt giảm doanh số toàn cầu và sự sụp đổ từ Brexit.

Chính phủ Anh trong một tuyên bố mạnh mẽ hôm 4/2 đã nói rằng, cần phải chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu và giúp Vưong Quốc Anh cắt giảm lượng khí thải carbon xuống mức “0” vào năm 2025. 

“Chúng ta phải có trách nhiệm với hành tinh của mình”, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói.

Nước Anh ra tối hậu thư yêu cầu ngành công nghiệp xe hơi phải sớm từ bỏ nhiên liệu hoá thạch - Ảnh 1.

Thời gian Chính phủ Anh cho phép các công ty sản xuất xe hơi từ bỏ nhiên liệu hoá thạch là 15 năm. (Ảnh: CNN).

Anh sẽ cấm bán ô tô chạy xăng vào năm 2035

Việc rút ngắn tốc độ chuyển đổi từ xe hơi chạy xăng sang xe chạy điện của Chính phủ ngay lập tức đã vấp phải sự phản ứng từ các nhà sản xuất ô tô trong nước. 

Điều này làm dấy lên mối lo ngại về những chính sách không rõ ràng, liệu Chính phủ có tiếp tục trợ cấp cho việc bán xe điện hay không; thiếu cơ sở hạ tầng và nhân công lành nghề cũng là một trong những thách thức mà các công ty phải đối mặt. 

“Nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng cho công nghệ đắt đỏ này vẫn đang ở mức rất thấp, không đáng kể. Rõ ràng, việc thúc đẩy tham vọng chuyển đổi nhanh sang xe điện sẽ là một thách thức lớn đối với ngành công nghiệp và tiêu dùng”, Mike Hawes - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Anh cho biết. 

Nước Anh ra tối hậu thư yêu cầu ngành công nghiệp xe hơi phải sớm từ bỏ nhiên liệu hoá thạch - Ảnh 2.

Cam kết mới đã đưa Vương Quốc Anh vào nhóm các quốc gia đi đầu trong việc nói không với nhiên liệu hoá thạch. (Ảnh: CNN).

Cam kết mới đã đưa Vương Quốc Anh vào nhóm các quốc gia đi đầu trong việc nói không với nhiên liệu hoá thạch. 

Trước đó, Nauy cho biết tất cả các xe ô tô chở khách và xe tải mới được bán ra ở nước này vào năm 2025 sẽ không phát thải khí carbon. Trong khi đó, thời gian chuyển đổi sang xe điện mà Chính phủ Ân Độ cam kết là năm 2030. 

“Việc loại bỏ động cơ đốt trong tại Anh cần phải đẩy nhanh hơn nữa, chậm nhất là năm 2030. Điều đó sẽ giúp Anh đạt được các mục tiêu khí hậu”, Rebecca Newsom - Trưởng phòng chính sách của Greenpeace UK cho hay.

Được biết, số lượng xe điện bán ra vào năm ngoái tại thị trường Anh đã tăng 144% nhưng doanh số này vẫn chỉ chiếm chưa đến 2% tổng số được bán ra. Xe hybrid cũng sẽ bị cấm theo chính sách mới vào năm 2035, hiện chiếm khoảng 8% tổng doanh số bán xe.

Các nhà sản xuất xe hơi tại Anh gặp khó 

Hawes kêu gọi Chính phủ xây dựng một kế hoạch toàn diện để giúp ngành công nghiệp sớm đạt được mục tiêu mới. 

“Chúng ta cần có một thị trường cạnh tranh và môi trường kinh doanh cạnh tranh để khuyến khích các nhà sản xuất phát triển và bán xe tại đây. Mục tiêu mà không có kế hoạch sẽ chỉ phá huỷ những giá trị của ngày hôm nay”, ông nói.

Các nhà sản xuất ô tô lớn như Volkswagen đang đầu tư hàng tỉ USD vào việc phát triển ô to điện. Câu hỏi đặt ra là liệu các nhà sản xuất ô tô tại Anh có thể cạnh tranh lại hay không, đặc biệt khi đứng trước tác động của Brexit đối với chuỗi cung ứng và sản xuất. 

Nước Anh ra tối hậu thư yêu cầu ngành công nghiệp xe hơi phải sớm từ bỏ nhiên liệu hoá thạch - Ảnh 3.

Các nhà sản xuất ô tô lớn như Volkswagen đang đầu tư hàng tỉ USD vào việc phát triển ô to điện. (Ảnh: CNN).

Sản xuất xe hơi của Anh đã giảm 14% trong năm ngoái, theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Anh. Những khó khăn ở các thị trường nước ngoài trọng điểm, và sự thay đổi chính sách đối với xe diesel ở châu Âu đã góp phần vào sự sụt giảm doanh số trong năm thứ 3 liên tiếp của ngành chế tạo ô tô Vương Quốc Anh. 

Trong tương lai, Brexit chắc chắn cũng sẽ có những tác động không nhỏ lên ngành ô tô của Anh. 

Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới có các nhà máy đặt tại Anh lo ngại kết thúc năm nay Anh sẽ không đạt được thoả thuận thương mại với Liên minh châu Âu. Điều đó sẽ đe doạ chuỗi cung ứng của họ, làm gián đoạn sản xuất và xói mòn biên lợi nhuận vốn đã vô cùng mỏng manh, tờ CNN nhận định. 

Tag:
chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.